Điều kiện bọc răng sứ thẩm mỹ

Có lẽ sau khi bạn biết mình đang mắc phải một số bệnh lý về răng và bạn đang gắng tìm cách để cải thiện thật nhanh vấn đề mà mình đang gặp rắc rối.

Trước tiên các bạn cần xác định được một số trường hợp có thể bọc răng sứ:

Có thể bọc răng sứ có chỉ định làm khi bạn mất một hoặc nhiều răng sẽ làm cầu răng hoặc chân răng còn tốt nhưng thân răng bị nhiễm màu thì nha sĩ sẽ mài bớt lớp men răng thật của bạn và làm mặt sứ dán vào.

Xem thêm

Cũng có thể do răng bạn răng bị sâu, sứt mẻ, trám tái tạo sẽ không bền, nha sĩ sẽ mài chiếc răng đó nhỏ lại và bọc một chiếc răng sứ lên răng thật đó và gọi đó là mão sứ.



Trong tất cả các trường hợp làm răng sứ thẩm mỹ thì tiêu chí đầu tiên mà cả bác sĩ và bệnh nhân đều đưa ra là phục hồi tốt lại chức năng ăn nhai cho răng. Sau khi làm răng sứ sẽ có cảm giác thoải mái như răng thật: ăn nhai bình thường và nói chuyện bình thường. Có thể sau khi làm răng sứ từ 1 đến 2 ngày có cảm giác lạ. Nhưng sẽ rất nhanh có cảm giác thấy bình thường như răng thật.


Các bạn chú ý thêm nếu làm đúng kỹ thuật và các bạn chăm sóc răng tốt thì những chiếc răng sứ mà bạn bọc đều có thể sử dụng tốt và lâu dài.

Còn một điểm không thể thiếu đối với phương pháp làm răng sứ hướng đến là vẻ thẩm mỹ. Rõ ràng cải thiện những yếu điểm thành đẹp hơn thì đó chính là đạt được tính thẩm mỹ.

Yếu tố phụ gây viêm nha chu

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nha chu do vấn đề vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống chưa được tốt ở mỗi người. Làm cho các mảng bám và các vụn thức ăn bám đầy trên bề mặt răng và trong các kẽ nhỏ của răng.

Lâu ngày tạo nên các mảng bám vôi răng. Mà vôi răng chính là môi trường cho các loại vi khuẩn phát triển gây nên các viêm nhiễm nổi bật là bệnh viêm nha chu với nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn sau đó.

Ngoài nguyên nhân chính trên bệnh nha chu còn do nhiều yếu tố phụ gây viêm nha chu. Đó là những yếu tố mà thường các bệnh nhân không để ý đến nên thường không chú ý đến cách đề phòng.

Xem thêm
http://bacsiranghammat.org/cach-danh-bay-het-mang-bam-den-tren-rang-tai-nha/

Các yếu tố phụ gây viêm nha chu

♦ Sự rối loạn kích thích ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có cơ thể nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn các phụ nữ bình thường. Trong thời kỳ mang thai ở các thai phụ hoặc đối với phụ nữ bình thường đang trong thời gian nguyệt san thì lượng hocmon trong cơ thể thay đổi, làm cho nướu rất dễ bị viêm hoặc bị phù đại lên. Tác động đến bệnh nha chu và làm cho bệnh nha chu nặng hơn, nguy hiểm hơn.



♦ Bệnh nha chu bị ảnh hưởng nặng từ các căn bệnh mãn tính

Theo nghiên cứu khoa học của các nha sĩ hàng đầu thế giới thì những bệnh nhân đang mắc các bệnh mãn tính như : hô hấp, tiểu đường, đái tháo đường, các bệnh liên quan tới tim mạch thì dễ có nguy cơ phát triển bệnh nha chu cao hơn và trầm trọng hơn những bệnh nhân có sức khỏe tốt bình thường.

♦ Bị mắc bệnh nha chu do lây nguồn bệnh từ người khác

Bệnh nha chu là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, nó phát triển âm thầm và chậm chạp nên phần lớn các bệnh nhân không phát hiện ra bệnh khi bệnh ở giai đoạn đầu. Và mọi người thường lầm tưởng nó là căn bệnh bình thường và không có nhận thức đúng đắn về nó. Nhiều người xem thường việc vệ sinh răng miệng và xem việc dùng chung bàn chải răng là việc bình thường thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chỉ cần một người bị bệnh nha chu thì căn bệnh có thể lây lan cho người khác là rất cao.

♦ Yếu tố di truyền

Đây là yếu tố cũng rất thường gặp. Nhiều người khi vừa sinh ra đã có nướu, răng miệng không được khỏe mạnh vì thế rất khó để đương đầu với các loại vi khuẩn. Vì thế mà tỷ lệ những trường hợp như này mắc các bệnh về răng miệng là rất cao trong đó viêm nha chu là một căn bệnh điển hình. Vì tình trạng răng miệng yếu nên dù họ có thường xuyên lấy cao răng, răng miệng luôn trong tình trạng sạch sẽ thì nướu vẫn luôn bị viêm nhiễm do sức kháng khuẩn cảu nướu quá yếu.

Để điều trị bệnh viêm nha chu bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân phát sinh nguồn bệnh và điều trị ngay ở những gian đoạn đầu. Như vậy sẽ có hiệu quả điều trị cao hơn và các bước điều trị cũng đơn giản hơn. Nếu để bệnh viêm nhiễm nặng thì sự điều trị khỏi là không thể. Bạn chỉ có thể sử dụng những biện pháp nhằm hạn chế bệnh phát triển nặng hơn và chấp nhận sống chung với bệnh cả đời.

Đặc điểm của bệnh viêm nha chu

Để tìm hiểu kỹ cũng như để có được cách điều trị thích hợp về bệnh nha chu ta nên đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm của bệnh viêm nha chu như thế nào. Sau đây, nha khoa giới thiệu và phân tích rõ về vấn đề ” nguyên nhân và đặc điểm của bệnh viêm nha chu “.


Nguyên nhân và đặc điểm của bệnh viêm nha chu.

♦ Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu

Nha chu là một căn bệnh nguy hiểm và cũng như nhiều chứng bệnh lý răng miệng khác thì nguyên nhân gây nên bệnh nha chu thường là bắt đầu từ thói quen ăn uống cũng như cách vệ sinh răng miệng hàng ngày của từng người. Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nha chu. Và nguyên nhân gây nên bệnh nha chu được chia làm 2 nguyên nhân chính : Tại chỗ và toàn thân

Xem thêm
http://benhviennhakhoa.weebly.com/ham-ho-mom/sao-viet-phau-thuat-tham-my-dep-rang-ngoi

Nguyên nhân tại chỗ.

Nguyên nhân tại chỗ là nguyên nhân do các yếu tố vi khuẩn, cao răng, sang chấn khớp do khớp cắn không đều gây nên. Trong khoang miệng có rất nhiều loại vi khuẩn trú ẩn và chờ thời cơ để phát triển. Một khi cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng không được chú ý, cùng với thói quen ăn uống tùy tiện mỗi ngày sẽ làm cho các vụn thức ăn bám đầy trên mặt răng miệng, kẽ răng. Lâu ngày tạo nên các lớp cao răng bám đầy trên cổ răng thậm chí trong cả nướu. Mà cao răng chính là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn hoạt động nó sẽ gây sâu răng, tạo ra những cơn đau âm ỉ, lâu ngày gây viêm nha chu, viêm nướu thậm chí làm hư tủy gây tiêu xương và mất răng. Làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, gây mất thẩm mỹ cho khuôn miệng, nụ cười. Và đặc biệt là tác động xấu tới sức khỏe toàn thân.



Nguyên nhân toàn thân

Nguyên nhân toàn thân bắt nguồn từ nhiều yếu tố : Rối loạn nội tiết, bệnh ác tính toàn thân, những bệnh viêm nhiễm khuẩn, bệnh suy dinh dưỡng do không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, các yếu tố miễn dịch, yếu tố xã hội và ngay cả số lượng tuổi tác, yếu tố giới tính, thậm chí chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nha chu.

♦ Đặc điểm của bệnh nha chu

Bệnh viêm nha chu là bệnh của toàn thể những mô nha chu gồm có nướu, dây chằng nha chu, XOR, Xê măng gốc răng. Đặc trưng của bệnh là sự mất bám dính từ ít đến nhiều tùy thuộc vào mức độ bệnh và ta có thể phát hiện ra bệnh một cách dễ dàng dựa trên những dấu hiệu lâm sàng và kết quả chụp phim X-quang.

Đây là một bệnh mãn tính thường xảy ra ở những người lớn trên 35 tuổi và không phân biệt giới tính.

Nha chu là bệnh không hoàn nguyên.

Bệnh diễn tiến theo chu kỳ ( thời kỳ bộc phát xen lẫn thời kỳ yên nghỉ ). Có nghĩa là bệnh không phát triển thường xuyên mà phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ. Có thời kỳ bộc phát dự dội gây nên những cơn đau nhưng cũng có thời kỳ nó không phát triển.

Các giai đoạn trong thời gian chỉnh nha trẻ em

Niềng răng là một trong những phương pháp nắn chỉnh nha hiện đại nhằm khắc phục tình trạng răng miệng bị kém thẩm mỹ. Niềng răng cho người lớn và niềng răng cho trẻ em có những đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào đặc thù của từng đối tượng. Chỉnh nha ở trẻ em là chỉnh nha theo dõi, duy trì và dự phòng vì trẻ trong giai đoạn phát triển sẽ có nhiều những thay đổi. Bởi vậy, thời gian niềng răng cho trẻ em cũng có thể dài hơn bình thường. Đây là các giai đoạn trong thời gian chỉnh nha trẻ em


Các giai đoạn trong thời gian chỉnh nha trẻ em

Niềng răng cho trẻ em thường phải trải qua 2 giai đoạn.

Xem thêm
http://implantkimdentistry.edu.vn/huong-dan-lam-rang-trang-sach-hang-ngay.html

Thời gian niềng răng cho trẻ em trong giai đoạn 1

Giai đoạn này là khi bé khoảng từ 8 – 10 tuổi, là thời kỳ răng hỗn hợp, vừa có răng sữa vừa có răng cố định, lại có thể có khoảng trống bị thiếu răng.

Do đó, thời gian niềng răng cho trẻ lúc này chủ yếu là sắp xếp lại các răng hiện tại và duy trì khoảng trống đủ để cho răng cố định mọc lên.



Để thực hiện được điều này, bé sẽ được kiểm tra để phát hiện vị trí các mầm răng cố định sẽ thay cho răng sữa trước khi nó mọc lên. Trên cơ sở đó sẽ chỉ định chỉnh nha trẻ em phù hợp để chuẩn bị cho giai đoạn niềng răng sau này. Bởi vậy, thời gian niềng răng cho trẻ sẽ có thể kéo dài hết cả giai đoạn này để làm tiền đề cho chỉnh nha về sau, khi răng cố định đã hoàn thiện đầy đủ và xương hàm phát triển ổn định.

Thời gian niềng răng cho trẻ trong giai đoạn 2

Trong giai đoạn này, xương hàm phát triển rất mạnh, răng cố định hoàn thiện dần. Bởi vậy cấu trúc khuôn mặt sẽ thay đổi rất mạnh. Niềng răng trong thời kỳ này sẽ khó khăn hơn vì phải dự đoán được chính xác hướng phát triển của xương hàm, thế mọc của răng ngay từ đầu. Như thế mới có thể đưa ra được những chỉ định điều trị kịp thời và phù hợp để chỉnh ra được hiệu quả nhất.

Nhờ có sự tiên lượng này mà thời gian chỉnh nha trẻ em sẽ ngắn hơn so với việc chỉnh nha khi đã trưởng thành.


Tại Nha khoa , khi điều trị chỉnh nha cho trẻ, các bác sỹ luôn cân nhắc và phân tích rất kỹ lưỡng theo từng giai đoạn. Đặc biệt lưu ý đến chỉ định nhổ răng khi chỉnh nha. Thường thì rất hạn chế thực hiện nhổ răng trong giai đoạn sớm vì nếu nhổ răng mà về sau xảy ra sự sai lệch gì sẽ rất khó chữa lại.

Trong trường hợp nhận thấy khung hàm trẻ phát triển bình thường, khuôn mặt đẹp, mầm răng với hướng mọc ngay ngắn thì có thể rút ngắn thời gian chỉnh nha trẻ em cho trẻ ở giai đoạn 2.

Bút tẩy trắng răng có an toàn cho sức khỏe không?

Bút tẩy trắng răng là một dụng cụ tẩy trắng răng được thiết kế với cấu tạo giống như chiếc bút gồm 2 phần: phần ruột để chứa thuốc tẩy trắng mà phần đầu để đưa thuốc tẩy trắng lên răng

Cách sử dụng bút tẩy trắng răng: bạn chỉ cần vặn nắp bút và đẩy thuốc tẩy trắng răng dạng gel lên các lông bàn chải. Sau đó, dùng bản chải này để chải lên răng, để thuốc tẩy trắng trong khoảng 30s mới được khép miệng lại. Dùng đều đặn vào buổi tối, và 3 – 4 lần / 1 ngày, sau khi thực hiện khoảng 30 phút mới được ăn uống. Mỗi cây bút tẩy trắng răng bạn có thể sử dụng tới 50 lần như thế.

Xem thêm
http://nhasi.edu.vn/canh-bao-7-loai-thuc-pham-gay-sau-rang.html

Một vài lý do bạn không nên sử dụng bút tẩy trắng răng

- Phương pháp tẩy trắng thô sơ

Bút tẩy trắng răng cũng chỉ tương tự như một dụng cụ tẩy trắng răng theo kiểu rất thô sơ và kém an toàn. Thuốc tẩy trắng được đặt trong ruột bút không được bảo quản tốt trong môi trường hợp lý cả trước và sau khi mở nắp sử dụng. Thông thường khi tẩy trắng tại nha khoa, thuốc được bảo quản trong điều kiện đảm bảo, được đưa lên bề mặt răng bằng dụng cụ chuyên dụng đã qua khử khuẩn. 



Thực hiện dặt thuốc phải do chính bác sỹ thao tác, trước khi đặt thuốc lên răng, lợi và môi cần thiết phải được cách ly với thuốc tẩy trắng vì để tẩy trắng được ngà răng, thuốc phải có nồng độ chất tẩy trắng nào đó, và nồng độ này ở ngưỡng kích ứng với mô mềm. Trong khi đó, sử dụng bút tẩy trắng răng lại không thực hiện cách lý môi và nướu đảm bảo vệ sinh.


Tẩy trắng bằng bút tẩy không được cách ly mô và nướu

- Nồng độ tẩy trắng răng không thích hợp

Với răng có cấp độ màu cụ thể cần chỉ định nồng độ thuốc tẩy trắng riêng mới có thể tạo ra được hiệu quả tẩy trắng răng như ý, răng càng sậm màu thì nồng độ thuốc tẩy càng cao. Khi đó, thuốc chắc chắn sẽ gây kích ứng đối với nướu và môi, có thể gây bỏng cho những mô mềm này trong miệng nếu bị dây ra ngoài và dẫn đến nhiễm trùng.

Theo bác sĩ chuyên gia củaNha khoa, ngay cả những thuốc tẩy trắng răng chính thống, chính thức được lưu hành thì nguy cơ kích ứng nướu vẫn xảy ra. Bởi thế thao tác khi tẩy trắng răng phải rất cản thận, quét thuốc trên từng răng sao cho thuốc không dây ra nướu, môi và bắt buộc phải tiến hành cách ly trước khi tẩy trắng.

Nhưng khi dùng bút tẩy trắng răng thì bạn hoàn toàn không thể biết tình trạng răng của mình phù hợp với nồng độ nào là ở mức an toàn. Vì vậy, hầu hết các trường hợp tẩy trắng bằng bút là sử dụng không đúng nồng độ thuốc.

- Tẩy trắng không an toàn

Bác sĩ Nha khoa khuyến cáo tẩy trắng răng chỉ được chỉ định trong trường hợp răng khỏe mạnh, nếu bị bệnh lý sâu răng, nha chu, mòn men,… sẽ rất ê buốt và thuốc tẩy trắng khi ngấm sâu vào răng có thể gây nguy hiểm cho răng.
3. Tẩy trắng bằng công nghệ Laser Whitening khắc phục mọi nhược điểm của bút tẩy trắng răng

Trong hàng loạt những công nghệ thẩm mỹ răng ưu việt được chuyển giao bởi các bác sĩ bệnh viện nổi tiếng của Pháp, Laser Whitening được các chuyên gia đánh giá là công nghệ tẩy trắng răng đem lại hiệu quả tốt nhất, nó hoàn toàn loại bỏ các nhược điểm mà bút tẩy trắng răng mang lại.


Bệnh nhân có thể yên tâm khi ứng dụng công nghệ, đây là phương pháp đã được Hiệp hội nha khoa Pháp chứng nhận về chất lượng, hiệu quả và tính an toàn đối với cơ thể với những ưu điểm nổi bật sau:

 Tẩy trắng răng Laser Whitening mang lại hiệu quả tối ưu

+ Tẩy trắng răng với công nghệ Laser Whitening hoạt động dựa trên cơ chế tích hợp các bước sóng laser dạng chùm, với khả năng làm tăng tốc độ các phân tử thuốc tẩy trắng xâm nhập sâu vào men răng nên có thể áp dụng hiệu quả cho nhiều trường hợp.

Laser Whitening sử dụng phản ứng oxy hoá khử, phóng thích oxy nguyên chất thấm vào, cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng, giúp trả lại màu sắc răng trắng bóng ban đầu, trong khoảng thời gian ngắn. Chỉ sau khoảng 10’ trên ghế nha khoa, mức độ trắng sáng của răng được cải thiện so với màu cũ nhiều lần.

Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng

Cái răng cái tóc là góc con người, vì vậy răng và tóc cần được chăm sóc và bảo vệ thật tốt. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc răng miệng kỹ càng, bạn rất dễ bị sâu răng. Sau đây là các giai đoạn sâu răng.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng thường diễn tiến qua 4 giai đoạn, sau đây là chi tiết của sự phát triển trong từng giai đoạn một.

Xem thêm

♦ Giai đoạn 1 : Sâu men
Ở giai đoạn này, các axit sẽ hòa tan các chất khoáng có trong men răng tạo ra những vết đốm có màu sáng đục và sau đó bắt đầu ăn mòn dần làm cho bề mặt răng trở nên gồ ghề. Những lỗ sâu răng sẽ có màu trắng đục, màu đen hoặc là những lỗ xốp nhỏ. Thông thường ở giai đoạn này sẽ chưa có những dấu hiệu rõ ràng. Tình trạng sâu men cũng không gây đau hoặc các cảm giác khó chịu cho nên người bệnh thường không phát hiện ra tình trạng mình đang bị sâu răng giai đoạn đầu.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng



♦ Giai đoạn 2 : Sâu ngà
Sau khi bắt đầu sâu men thì các lỗ sâu tiếp tục phát triển, ăn sâu vào và phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng. Ở giai đoạn phát triển này bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm giác đau hoặc ê buốt mỗi khi ăn uống. Đặc biệt là khi tiếp xúc với các loại thức ăn có nhiệt độ thất thường.

♦ Giai đoạn 3: Viêm tủy
Khi ngà răng bị tổn thương các vi khuẩn tiếp tục tấn công sâu vào trong tủy răng. Thành phần tủy bị kích thích sẽ gây ra những cơn đau đớn gây khó chịu cho bệnh nhân.

♦ Giai đoạn 4 : Tủy chết
Giai đoạn 4 hay còn gọi là giai đoạn cuối cùng. Ở giai đoạn này vi khuẩn sẽ tích tụ rất nhiều gây nên những tổn thương cho chân răng, xương ổ răng và các vùng quanh chóp. Làm chết tủy và gây ra một số triệu chứng như xưng mặt, làm tiêu xương dẫn đến mất răng và gây ảnh hưởng tới các răng lân cận hoặc các vị trí xung quanh răng.

Bệnh sâu răng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì nó sẽ rất nhẹ nhàng và chẳng có vấn đề nghiêm trọng già cả. Tuy nhiên, nếu do bệnh nhân không phát hiện bệnh sóm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển mạnh và có thể gây di căn làm tổn thương răng gây ảnh hưởng tới chức năng răng, chức năng thẩm mỹ của răng.

Thậm chí còn làm ảnh hưởng tới những bộ phận khác trong cơ thể nữa. Vì thế, để phòng ngừa những tình trạng xấu nhất xảy ra do bệnh lý răng miệng thì bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Hoặc nếu thấy có những dấu hiệu khả nghi thì nên tới bác sĩ nha khoa để được điều trị.

Công dụng các loại mắc cài niềng răng

Hiện nay có nhiều loại mắc cài niềng răng, mỗi loại đều có tác dụng khác nhau và phù hợp với từng trường hợp riêng. Cùng tìm hiểu những loại mắc cài và công dụng của từng loại nhé!

1. Cách phân chia các loại mắc cài niềng răng

♦ Mắc cài chia theo chất liệu
Nếu chia theo chất liệu chế tạo thì các loại mắc cài niềng răng có thể chia thành 3 loại chính, cụ thể như sau:

Xem thêm

– Mắc cài kim loại
– Mắc cài sứ
– Mắc cài pha lê
Trong số các loại niềng răng trên, chất liệu mắc cài thông dụng nhất và được sử dụng sớm nhất là mắc cài kim loại. Dòng mắc cài này có độ bền cao, chịu được lực kéo lớn, không dễ bị bung vỡ trong khi niềng chỉnh và tăng lực.
Riêng mắc cài sứ, đặc biệt là mắc cài pha lê, độ bền kém hơn nhưng khi đeo trên răng lại rất thẩm mỹ, không dễ bị phát hiện bởi người đối diện.



2 loại mắc cài niềng răng phổ biến nhất là mắc cài sứ và mắc cài kim loạ

♦ Mắc cài chia theo cấu tạo và tính năng
Nếu xét về mặt cấu tạo và tính năng của mắc cài thì có thể chia thành hai loại mắc cài chủ yếu bao gồm:
– Mắc cài thường: sử dụng thun buộc để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Dây cung chính là sự kết nối giữa các mắc cài để tạo ra lực kéo răng. Trong suốt quả trình kéo răng này, dây cung thường di chuyển qua lại. Thun buộc chính là thứ dùng để cố định không cho dây cung di chuyển qua lại tạo ra lực ma sát của mắc cài với răng.

Tuy nhiên, thun buộc của mắc cài kim loại thường có sự đàn hồi không cố định, dễ bị bung tuột và lỏng lẻo nên gây ma sát đau răng, ảnh hưởng đến tiến trình di chuyển của răng.
– Mắc cài tự buộc: Trong khi đó, mắc cài tự buộc có thiết kế chốt tự động cố định chắc chắn dây cung trong rãnh mắc cài. Nhờ thế, dây cung không bị bong ra, không gây đau răng, không ảnh hưởng đến lộ trình di chuyển của răng. Do đó, thời gian chỉnh nha bằng mắc cài tự buộc thường ngắn hơn so với niềng răng mắc cài thường.
♦ Mắc cài chia theo hình thức điều trị
Những mắc cài thông thường khi chỉnh nha sẽ được gắn ở mặt ngoài của răng. Nhưng trong một số tình huống, mắc cài được gắn vào mặt trong của răng. Khi đó, phương pháp được gọi là niềng răng mặt lưỡi.

Mắc cài sử dụng cho niềng răng mặt lưỡi có thể là bất cứ loại mắc cài nào. Nhưng để đảm bảo, tốt nhất nên sử dụng mắc cài tự buộc để không xảy ra những tình huống bất thường và sai khác trong khi niềng chỉnh.

Đó là thực tế đã được kiểm chứng tại Nha khoa qua nhiều ca điều trị thực tế làm bệnh nhân rất hài lòng. Chỉ khi được bác sỹ giỏi của trung tâm điều trị, các ca niềng răng mới đạt được hiệu quả cao và như ý nhất.

Được tạo bởi Blogger.