Hiện nay, bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả cho những trường hợp răng bị vỡ lớn, răng mọc lệch lạc, thưa,... Có một số khách hàng thắc mắc rằng "bọc răng sứ có phải lấy tủy không" thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề này.
Có cần phải lấy tủy khi bọc răng sứ ?Bọc răng sứ là phương pháp mà các bác sĩ sẽ sử dụng mão sứ khác chụp lên phần răng đã bị hỏng, giúp phục hình răng về cả hình dáng lẫn màu sắc.
Ngày nay, việc làm răng sứ đã trở nên khá quen thuộc với những ai có mong muốn sở hữu một hàm răng đẹp và một nụ cười rạng rỡ. Thế nhưng, có một vấn đề nhỏ trong dịch vụ này mà có thể các bạn chưa biết đến đó là lấy tủy răng. Liệu có cần phải lấy tủy khi tiến hành bọc răng sứ chứ?
Liệu có cần phải lấy tủy khi tiến hành bọc răng sứ chứ và trồng răng sứ giá bao nhiêu thì phù hợp ?
Mô hình cấu trúc răng phần nào cho ta thấy được tầm quan trọng cũng như chức năng của tủy răng. Dân gian thường gọi tủy răng là gân máu, khoa học thì xem tủy răng là một mô sống, là phần trung tâm của răng vì nó chứa đựng các mạch máu nuôi sống răng và thần kinh cảm giác cho răng.
Với quan điểm khoa học của nha khoa thế giới, tùy theo trường hợp cụ thể mà chúng tôi có quyết định lấy tủy răng hay không, song, ưu tiên trên hết là hạn chế tối đa việc lấy tủy trong điều trị nha khoa nếu thấy không thực sự cần thiết. Hãy hình dung hai chiếc cây trong cùng một khu vườn, một chiếc xanh tươi và một cây đã chết, thời gian đầu có thể thấy độ dẻo dai, chịu lực của 2 cây không chênh lệch đáng kể nhưng theo thời gian dài, cây gỗ sẽ không còn khả năng chịu lực và trở nên giòn, dễ gãy. Răng khi lấy tủy cũng giống với cây gỗ đã chết vậy, sẽ không còn khỏe và rắn chắc, sẽ rất giòn, dễ bị mẻ vỡ thậm chí là gãy ngang.
Có nhất thiết phải lấy tủy khi bọc răng sứ hay không?
Trước hết, xin khẳng định là không phải trường hợp nào bọc răng sứ cũng cần phải lấy tủy. Việc điều trị nội nha lấy tủy chỉ được tiến hành trong trường hợp tủy bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tủy bị viêm là do sâu răng kéo dài, vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây bệnh và do răng bị chấn thương nặng gây ảnh hưởng đến tủy. Tủy bị viêm thường kèm theo các triệu chứng như đau nhức kéo dài buốt đến tận óc, hàm bị sưng khó ăn nhai… Việc xác định tủy có bị viêm hay không và có cần điều trị tủy hay không cần có chuyên môn, bạn nên trực tiếp đến nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành khám tổng quát và đưa ra những lời khuyên, tư vấn chính xác nhất.
Các phương pháp điều trị nha khoa phổ biến và không cần lấy tủy
– Răng bị sâu nhẹ, không đau nhức
– Phục hình mão, cầu răng cho những răng sâu, mẻ vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy
– Phục hình thẩm mỹ răng: răng bị nhiễm màu tetracycline, răng sậm màu, răng thưa mà không cần chỉnh dạng răng, cung răng (giảm hô, móm) nhiều.
Lấy tủy răng có đau không?
Hiện nay khoa học y học phát triển mạnh nên việc điều trị tủy răng không gây đau đớn như thời gian trước đây. Bác sĩ dùng thuốc gây tê cục bộ trong quá trình lấy tủy răng nên hầu như bạn sẽ không còn cảm thấy đau đớn gì, chỉ hơi tê một chút ở vùng miệng thôi.
Sau khi tiến hành lấy tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành quy trình làm răng sứ như bình thường. Bạn sẽ không còn cảm giác tê buốt khi ăn đồ ăn nóng, lạnh hay như cảm giác nhói tai khi ăn nữa và hoàn toàn có thể yên tâm về một nụ cười rạng rỡ ngay trong tầm tay.