Hiển thị các bài đăng có nhãn chi-phi-nieng-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Công dụng các loại mắc cài niềng răng

Hiện nay có nhiều loại mắc cài niềng răng, mỗi loại đều có tác dụng khác nhau và phù hợp với từng trường hợp riêng. Cùng tìm hiểu những loại mắc cài và công dụng của từng loại nhé!

1. Cách phân chia các loại mắc cài niềng răng

♦ Mắc cài chia theo chất liệu
Nếu chia theo chất liệu chế tạo thì các loại mắc cài niềng răng có thể chia thành 3 loại chính, cụ thể như sau:

Xem thêm

– Mắc cài kim loại
– Mắc cài sứ
– Mắc cài pha lê
Trong số các loại niềng răng trên, chất liệu mắc cài thông dụng nhất và được sử dụng sớm nhất là mắc cài kim loại. Dòng mắc cài này có độ bền cao, chịu được lực kéo lớn, không dễ bị bung vỡ trong khi niềng chỉnh và tăng lực.
Riêng mắc cài sứ, đặc biệt là mắc cài pha lê, độ bền kém hơn nhưng khi đeo trên răng lại rất thẩm mỹ, không dễ bị phát hiện bởi người đối diện.



2 loại mắc cài niềng răng phổ biến nhất là mắc cài sứ và mắc cài kim loạ

♦ Mắc cài chia theo cấu tạo và tính năng
Nếu xét về mặt cấu tạo và tính năng của mắc cài thì có thể chia thành hai loại mắc cài chủ yếu bao gồm:
– Mắc cài thường: sử dụng thun buộc để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Dây cung chính là sự kết nối giữa các mắc cài để tạo ra lực kéo răng. Trong suốt quả trình kéo răng này, dây cung thường di chuyển qua lại. Thun buộc chính là thứ dùng để cố định không cho dây cung di chuyển qua lại tạo ra lực ma sát của mắc cài với răng.

Tuy nhiên, thun buộc của mắc cài kim loại thường có sự đàn hồi không cố định, dễ bị bung tuột và lỏng lẻo nên gây ma sát đau răng, ảnh hưởng đến tiến trình di chuyển của răng.
– Mắc cài tự buộc: Trong khi đó, mắc cài tự buộc có thiết kế chốt tự động cố định chắc chắn dây cung trong rãnh mắc cài. Nhờ thế, dây cung không bị bong ra, không gây đau răng, không ảnh hưởng đến lộ trình di chuyển của răng. Do đó, thời gian chỉnh nha bằng mắc cài tự buộc thường ngắn hơn so với niềng răng mắc cài thường.
♦ Mắc cài chia theo hình thức điều trị
Những mắc cài thông thường khi chỉnh nha sẽ được gắn ở mặt ngoài của răng. Nhưng trong một số tình huống, mắc cài được gắn vào mặt trong của răng. Khi đó, phương pháp được gọi là niềng răng mặt lưỡi.

Mắc cài sử dụng cho niềng răng mặt lưỡi có thể là bất cứ loại mắc cài nào. Nhưng để đảm bảo, tốt nhất nên sử dụng mắc cài tự buộc để không xảy ra những tình huống bất thường và sai khác trong khi niềng chỉnh.

Đó là thực tế đã được kiểm chứng tại Nha khoa qua nhiều ca điều trị thực tế làm bệnh nhân rất hài lòng. Chỉ khi được bác sỹ giỏi của trung tâm điều trị, các ca niềng răng mới đạt được hiệu quả cao và như ý nhất.

Được tạo bởi Blogger.