Hiển thị các bài đăng có nhãn han-tram-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Ăn gì sau trám răng để hiệu quả lâu dài

Sau khi hàn răng khoảng 2h, bạn không nên ăn bất kỳ thức ăn nào vì lúc này miếng trám vừa được tạo hình xong. Dù chất liệu trám đã được đông cứng nhưng vẫn cần thời gian để ổn định. Vì thế bạn nên lưu ý đến việc nên ăn gì sau khi trám răng để không bị đau nhức và giữ miếng trám được bền đẹp.


Sau khi mới trám răng xong bạn không nên ăn bất cứ thứ gì trong vòng vài tiếng đồng hồ đầu tiên. Đồng thời, vài ngày sau đó bạn không nên ăn nhai quá mạnh hoặc ăn những thức ăn cứng. http://chamsocrangtreem.vn/han-rang-sua-cho-be-co-nen-khong/



Sau khi trám răng, bạn nên ăn các thức ăn mềm, tinh bột như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc. Trái cây, rau quả là những thức ăn tốt cho răng sau khi trám.


Đây là nguyên tắc cơ bản sau khi trám răng, bởi chất trám không thể thay thế được men và ngà nên rất dễ bị bong tróc khi ăn nhai thức ăn quá cứng vào răng mới trám. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be/

Đó là những gì nên ăn gì sau khi trám răng bạn nên nắm được. Ngoài ra, sau khi trám răng cần phải kiêng những gì để vết trám không bị bong bật?


Sau khi mới trám răng, bạn không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi trám răng thường sử dụng một số chất liệu như amalgam, ximang silicat và phổ biến nhất là composite. Không giống như bọc răng sứ, những chất liệu này thường có độ bền không cao và đặc biệt nhạy cảm với nóng lạnh. Do đó, bạn nên hạn chế kích thích nhiệt độ quá mức đối với răng, tránh cho miếng trám bị bong tróc. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be-3-tuoi/

Hạn chế các thức ăn, đồ uống sậm màu, các thức ăn nhiều chứa đường, giàu carbohydrate dễ gây ố vàng cho răng như trà, cà phê, nước ngọt bởi không như răng sứ, bản chất của các vật liệu trám thường dễ bị xỉn khi chịu tác động của các loại thức ăn nhiều màu. Nên hạn chế, tinh bột.

Những rắc rối khi trẻ mọc răng

Phụ huynh cần chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ trong thời kỳ trẻ mọc răng để có cách chăm sóc trẻ tốt hơn, nhất là việc ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ. Cần biết - Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này đánh dấu sự “lớn khôn” của cơ thể trẻ để dần thích nghi với môi trường sống.


>>nên niềng răng cho trẻ không
>>cách chữa sâu răng ở trẻ em
>>nhổ răng sữa có ảnh hưởng gì không


Mốc giai đoạn trẻ mọc răng

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3 – 4 tháng tuổi; có trẻ mọc răng lúc 6 – 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.


Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là “răng sơ sinh”. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 – 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên; sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.

Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Những dấu hiệu và biểu hiện trẻ đang mọc răng

Khi mọc răng, trẻ thường có một số “rối loạn” trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.

Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.

Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.

Cha mẹ trẻ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện nhi để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ khi mọc răng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ.

Trẻ mọc răng cho ăn gì?

Sốt, đau nhức lợi, đút thức ăn thì phì ra, không chịu ăn, quấy khóc, đó là những biểu hiện thường thấy ở những đứa trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy có cách gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này?



Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.


Khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa, hàm răng dưới sẽ có 2 chiếc răng cửa đầu tiên, nhô lên. Các mẹ sẽ thấy những dấu hiệu đầu tiên như là sốt nhẹ, thân nhiệt từ 37-38 độ. Ngoài ra còn các dấu hiệu khác kèm theo như tiết bọt nhiều, thích mút tay, thích cắn vật cứng, trẻ bị tiêu chảy nhẹ.

Bé rất đau đớn, khó chịu khi phải ăn những thực phẩm gây đau lợi và sẽ phản kháng bằng cách không chịu ăn. Nếu có ăn, thì chỉ với số lượng ít và rất khó ăn. Để giúp bé ăn được dễ dàng, các mẹ nên chú ý cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ép bé để ăn hết phần cháo, hay bột.

Khi mọc răng, bé sẽ rất đau lợi. Vậy các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn mềm, lỏng có đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn hàng ngày.

Để bé có được sự phát triển răng miệng khỏe mạnh, rất cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo; đặc biệt thực đơn luôn thay đổi sẽ giúp bé thích thú với việc ăn hơn. Đây sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho bé yêu trong thời kỳ mọc răng.

Nguyên nhân gây đau răng ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau răng ở trẻ em nhưng phổ biến nhất là sâu răng và viêm nướu. Nếu để lâu ngày mà không điều trị, răng bé có thể sẽ rơi vào tình trạng rụng răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác.


Đau răng ở trẻ do sâu răng: Sâu răng là một bệnh lý răng miệng khá nặng nhưng rất hay gặp ở trẻ. Do trong quá trình ăn uống không khoa học của trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lâu ngày, những vi khuẩn phá hủy cấu trúc răng, tạo thành lỗ sâu hỏng lớn và có màu đen. Lúc này, răng bé đã bị ảnh hưởng nặng và hiện tượng đau nhức xuất hiện rõ rệt, làm bé quấy khóc, khó chịu, biếng ăn, ...
Sâu răng là nguyên nhân chính gây ra đau răng ở trẻ nhỏ

Đau răng ở trẻ do viêm nướu: Tình trạng viêm nướu xảy ra khi các mảng bám cao răng phát triển làm cho nướu bị sưng lên, gây đau nhức.

Ngoài ra, nguyên nhân chính sâu xa là do nhiều bậc phụ huynh hiểu sai về những bệnh lý răng miệng ở trẻ. Khá nhiều bố mẹ nghĩ rằng sâu răng hay viêm nướu… không quá quan trọng, chỉ cần thay răng vĩnh viễn là sẽ giải quyết vấn đề. Điều này dẫn tới tâm lý không quan tâm chăm sóc răng cho trẻ, khi bị sâu răng hay các bệnh khác cũng không nhanh chóng đi chữa trị. Từ đó, bệnh tình sẽ nặng hơn, tới lúc bé lên tiếng sự đau nhức thì mới chịu chữa trị.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Chức năng của hàn tạm răng bị mất men

Khi răng bị mất bớt men, men răng sẽ yếu hơn, dễ bị thay đổi bởi những ảnh hưởng có hại cho răng. Mất men nặng có thể làm lộ ngà răng, khi đó, những kích thích từ bên ngoài dù nhỏ cũng có thể gây nên cảm giác ê buốt rất khó chịu.


>>Hàn răng cho bé
>>Hàn răng sữa cho bé
>>Cách nhổ răng trẻ em



1. Tác dụng của hàn tạm răng bị mất men

Men răng là lớp “áo giáp” bảo vệ cho răng tránh được các tác động xấu từ bên ngoài. Mất đi lớp bảo vệ này, răng có thể đứng trước nguy cơ bị hủy hoại hoàn toàn theo thời gian. Vì thế hàn tạm là lựa chọn tốt nhất khi bị mất men vì những tác dụng của hàn tạm sẽ giúp ngăn ngừa được sự mất răng về lâu dài.

Răng bị mất men cũng dễ bị axit bào mòn, cảm giác nhạy cảm tăng, răng yếu nhanh hơn, sức nhai giảm, có thể phát sinh bệnh lý sâu răng, về lâu dài có thể dẫn đến tổn thương mô răng nặng gây ra mất răng hoàn toàn.



Khi đó, hàn răng là giải pháp tức thời có thể giúp răng tạm tránh được nhưng nguy cơ trên đây. Những tác dụng của hàn tạm có thể kể đến ở các khía cạnh cụ thể sau đây:

– Phục hồi thẩm mỹ cho răng bị mất men với hình thể nguyên vẹn như ban đầu.

– Cách ly điểm răng bị mất men trước các tác động của ngoại lực và các axit. Nhờ thế, men răng sẽ không bị mòn thêm. ngà răng cũng không bị các kích thích có hại ảnh hưởng đến cảm giác của răng.

– Bảo vệ chiếc răng để duy trì tuổi thọ dài lâu cho răng.

2. Laser Tech – phát huy tác dụng của hàn tạm tốt nhất

Trên thực tế, tác dụng của hàn tạm có thể nhiều hơn những gì bạn nghĩ về một giải pháp tạm thời. Nếu ứng dụng công nghệ Laser Tech hiện đại thì việc hàn trám đã có thể duy trì được rất lâu dài, hỗ trợ tốt được cho ăn nhai mà không phải lo lắng về độ bền.

Đây là công nghệ duy nhất hiện nay ứng dụng laser nha khoa vào hàn trám răng. Nhờ vậy mà miếng trám không chỉ được tạo hình với độ thẩm mỹ cao mà còn rất bền chắc. Cho nên sau trám răng bằng công nghệ này, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng sẽ duy trì được lâu dài và ăn nhai được tương đối bình thường trong nhiều năm.

Với trám răng Laser Tech bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề bung bật miếng trám hay là bị ê buốt sau khi trám răng, tác dụng của hàn tạm sẽ phát huy tối đa. Vì nhờ có tác động hóa cứng vật liệu của laser nha khoa nên miếng trám hình thành được hàng ngàn chân bám li ti nhưng rắn chắc, sát khít với mô răng thật. Nhờ vậy, tránh được hiện tượng khoang rỗng và khe hở sau khi trám, giúp tránh được hiện tượng ê buốt trong ăn nhai.

Công nghệ do các chuyên gia phục hình hàn trám hàng đầu thuộc Bệnh viện Răng hàm mặt danh tiếng Hàn Quốc sáng chế và chỉ chuyển giao độc quyền cho Nha khoa quốc tế sau khi đã tiến hành những kiểm định khắt khe và toàn diện.

Hiện công nghệ đang được ứng dụng rất thành công tại, được khách hàng đánh giá khá cao.
Trong trường hợp muốn được bác sỹ tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng liên hệ theo các thông tin chi tiết đi kèm bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất cho các thắc mắc xoay quanh công nghệ cũng như là tác dụng của hàn tạm răng bị mất men.

Thực phẩm siêu tốt cho răng của trẻ

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp phòng chống sâu răng. Ngược lại, khi bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh, axit trong khoang miệng sẽ bào mòn lớp men răng, làm cho răng nhạy cảm hơn và dễ bị sâu. Triệu chứng của sâu răng là đau răng, đau khi ăn hoặc uống, nhạy cảm đối với thức ăn nóng và lạnh, sự xuất hiện những vết ố trên răng..Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp trẻ có thể ăn thoải mái mà không lo hỏng răng, thậm chí chúng còn bảo vệ răng của trẻ luôn khỏe mạnh.



1. Sữa và sữa chua



Sữa chua là thực phẩm hàng đầu được khuyến cáo nên cho trẻ ăn hàng ngày. Chúng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp lợi khuẩn, bảo vệ răng khỏi sâu. Ngoài ra, sữa cũng được coi là nguồn canxi dồi dào giúp răng chắc khỏe. Mẹ hãy bổ sung 1 hộp sữa chua/ngày kết hợp cùng 200ml sữa tươi/ngày cho trẻ.

>>Nha khoa nào tốt tại quận 8

2. Trái cây

Các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên, giàu vitamin C như chanh, cam, bưởi, kiwi, táo, dâu tây thực sự rất tốt cho răng của trẻ như chống viêm lợi, chảy máu chân răng hoặc bệnh nha chu. Sẽ thuật tuyệt vời nếu sau bữa ăn, trẻ vừa được nhâm nhi trái cây vừa được bảo vệ hàm răng của mình.

3. Các loại rau chứa vitamin A

Đó là bí ngô, cà rốt, bông cải, khoai lang, chúng rất giàu vitamin A giúp quá trình hình thành men răng ở trẻ diễn ra thuận lợi. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ thưởng thức các loại rau giòn giúp cọ sạch những mảng bám ở chân răng.

4. Nước lọc/ trà xanh

Hai thức uống tuyệt vời này chắc chắn không thể bỏ qua nếu trẻ muốn có hàm răng chắc khỏe. Nước vừa làm sạch răng lại giúp nước bọt chuyển hóa khoáng chất hỗ trợ răng khỏe mạnh. Riêng trà thì có tác dụng tuyệt vời trong việc khử mùi hôi răng miệng vì nó có khả năng ức chế vi khuẩn, bảo vệ men răng, ngăn ngừa sự tấn công của sâu răng.

5. Hành tây & cần tây

Hai gia vị hoàn hảo này thực sự rất tốt cho răng của trẻ. Cả hai đều có khả năng chống lại vi khuẩn gây sâu răng cực mạnh. Đặc biệt, cần tây giống như những loại rau giòn khác, chúng mát xa, cọ sát răng giúp răng loại bỏ những mảng bám. Sẽ thật tuyệt vời nếu mẹ sử dụng hành tây hoặc cần tây cho món thịt bò. Bé không chỉ được thưởng thức món ngon mà còn được bảo vệ răng miệng nữa.

6. Các loại thịt, trứng

Muốn răng tốt thì mẹ không thể bỏ qua chất phốt pho có trong thịt, trứng. Đây là chất giúp cho cơ thể hấp thụ được canxi tốt nhất để xây dựng hệ xương nói chung và răng nói riêng. Mẹ có thể lựa chọn thịt bò, gà, gà tây cho thực đơn hàng ngày của trẻ.

7. Hạt ngũ cốc
Hạt ngũ cốc giòn tan không chỉ cọ xát, massage răng mà còn tái tạo men răng, giúp răng luôn chắc khỏe. Mẹ có thể kết hợp bánh mì với hạt ngũ cốc, giúp trẻ có bữa sáng thật hoàn hảo.

8. Phô mai

Đồ ăn vặt được “mệnh danh” là đối thủ hàng đầu của sâu răng chính là phô mai. Phô mai rất ít chất bột đường lại giàu canxi, phốt phát nên nó có khả năng tái tạo men răng tuyệt vời. Đồng thời, phô mai còn cân bằng độ PH trong miệng, giúp miệng tiết nhiều nước bọt để tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ răng miệng luôn sạch và khỏe.

Điều trị vấn đề về tủy răng sữa cho trẻ em ưu tiên độ an toàn

Trẻ bắt đầu mọc răng từ giai đoạn được 7 - 9 tháng và đến khoảng tháng thứ 30 trẻ sẽ mọc đầy đủ cả hàm răng sữa. Chăm sóc răng cho trẻ trong thời kì này là rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này của bé, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm đến giai đoạn này của trẻ. Trẻ em nếu thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng cách của cha mẹ thường bị mắc các bệnh về răng miệng.




Khi trẻ vừa 6 tuổi, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc. Đó là răng số 6 (răng cối lớn thứ I). Bắt đầu từ lúc này những chiếc răng sữa xinh xắn sẽ tuần tự được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.

Như vậy, khoảng thời gian kể từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn trẻ có bộ răng hỗn hợp (gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn.)


Kỹ thuật nha khoa cơ bản dành cho trẻ em.
Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa. Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết. Giai đoạn răng sữa này nếu phụ huynh đưa trẻ khám định kỳ thường xuyên, nha sĩ sẽ bôi gel flour vào bề mặt răng của trẻ. Gel Flour có tác dụng tăng cường sự vững chắc cho men răng và hạn chế sự tiến triển của sâu răng.

– Trám Sealant: Được gọi là trám bít hố rãnh. Những răng hàm cấu trúc mặt nhai thường hố rãnh nhiều. Ngay cả khi trẻ chải răng, súc miệng kỹ nhiều khi cũng không lấy sạch được đồ ăn đọng lại. Để khắc phục, nha sĩ sẽ trám bít những hố rãnh trên mặt nhai. Sealant góp phần giảm sâu răng. rất đáng kể ở những răng hàm trẻ mọc khi 6 tuổi (răng số 6).

– Phát hiện và ngăn chặn những thói quen xấu.
– Việc đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ không chỉ điều trị những vấn đề về sâu răng nhiễm trùng, mà còn phát hiện ra những thói quen, tật xấu của trẻ như: mút môi, cắn ngón tay, bú bình, cắn môi…để kịp thời can thiệp trước khi ảnh hưởng đến xương hàm sau này.

Việc mất răng sữa sớm sẽ làm cho răng số 6 bị di về phía gần dẫn đến thiếu chỗ cho những răng vĩnh viễn sau này mọc lên, do đó bộ răng vĩnh viễn sau này lệch lạc, chen chúc. Giai đoạn này trẻ rất cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Được tạo bởi Blogger.