Bệnh chảy máu chân răng là bệnh thường gặp người lớn, bên cạnh đó trẻ em hoàn toàn có thể bị chảy máu chân răng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cách chăm sóc răng miệng không hiệu quả, khiến răng tích tụ nhiều mảng bám trẻ em bị chảy máu chân răng.
Bệnh chảy máu chân răng là một dạng bệnh lý nha khoa thông thường. Chân răng bị tổn thương, lợi bị viêm, sưng đỏ dễ chảy máu khi đánh răng, hay đụng vào. Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng như: vệ sinh răng miệng kém, ăn uống thiếu chất hoặc do một số bệnh lý toàn thân gây ra tình trạng viêm lợi và dễ chảy máu răng. Bất kể ở lứa tuổi nào thì cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này kể cả trẻ em.
Chảy máu chân răng ở trẻ em
Trẻ em từ giai đoạn 1 tuổi trở đi đã bắt đầu có khả năng bị chảy máu chân răng kể cả khi chưa mọc răng. Trẻ có hiện tượng nướu bị sưng, màu nướu có phần biến đổi chuyển qua màu đỏ thì chắc chắn một điều răng đây không phải là dấu hiệu bé sắp thay răng mà rất có thể bé đang gặp phải tình trạng viêm nướu.
Màu nướu có phần biến đổi chuyển qua màu đỏ là biểu hiện của bệnh viêm nướu
Viêm nướu là một trong những căn bệnh răng miệng rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những triệu chứng không tốt cho tình trạng răng miệng của trẻ.
Viêm nướu là gì?
Nướu răng là những mô mềm xung quanh nâng đỡ răng. Nướu có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Khi những mô mềm này bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra bệnh viêm nướu răng và chảy máu chân răng. Bệnh viêm nướu răng do vi khuẩn trong cao răng tiết ra xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng gây ra càng lớn.
Khi mô mềm bảo vệ răng bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra bệnh viêm nướu răng và chảy máu chân răng
Viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Khi trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng, lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng, dẫn đến bị viêm nướu gây chảy máu chân răng và các bệnh răng miệng khác.
>> Trẻ bị hôi miệng là bệnh gì
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị chảy máu chân răng do viêm nướu
– Sưng nhẹ ở viền và gai nướu là biểu hiện của viêm nướu ở giai đoạn đầu. Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm nướu, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng. Ở mức độ nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy, nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở.
– Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu và đau. Có những trường hợp trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau và khóc, không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, từ đó làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.
– Kiểm tra bàn chải đánh răng của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem nếu thấy một “chút màu hồng” của các sợi lông bàn chải đánh răng đó là máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng.
– Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.
– Trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu
Làm gì khi trẻ bị chảy máu chân răng?
Chảy máu chân răng là biểu hiện ban đầu của bệnh viêm nướu. Cách điều trị bệnh chảy máu chân răng sẽ rất hiệu quả nếu bệnh được phát hiện đúng lúc ở giai đoạn đầu và được điều trị càng sớm càng tốt. Lúc này, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài. Cần đưa trẻ đến khám răng hàm mặt ở các bệnh viện.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể phòng ngừa cho trẻ bằng cách:
– Mỗi ngày bằng cách đánh răng, tốt nhất nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
– Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần để kiểm tra các vấn đề răng miệng. Ngoài ra, nên yêu cầu kiểm tra nướu răng cho trẻ mỗi khi đi khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
– Bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp trẻ tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây viêm nướu.