Các chuyên gia thường hay đưa ra các lời khuyên cho những bệnh nhân đã trải qua quá trình bọc sứ để đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh đồng thời hạn chế được một số các bệnh răng miệng phát sinh sau này.
Chế độ ăn uống sau khi làm răng sứ
Thực phẩm là “thủ phạm” đầu tiên làm hỏng răng vì trong thực phẩm có rất nhiều các tác nhân ảnh hưởng đến độ bền chắc của răng. Café, chè, thuốc lá, soda, nước sốt, các thực phẩm giàu axit,… đều khiến cho răng sứ nhanh chóng bị xỉn màu, mòn dần và thay đổi tính chất.
Vì thế, sau khi làm răng sứ để hạn chế được những ảnh hưởng không tốt của thực phẩm lên răng, chúng ta nên chú ý lựa chọn các loại thực phẩm ít có thành phần tạo màu và ít axit gây hại cho răng. Tránh thực phẩm quá cứng có thể làm sứt mẻ và tổn thương răng sứ.
Cách ăn uống như thế nào cũng có vai trò rất quan trọng đến sự “xuống cấp” của răng sứ. Nếu bạn biết cách ăn uống sao cho thực phẩm (bất kể là loại nào) không hoặc ít tiếp xúc với mặt răng sứ cũng như răng thật thì sẽ giảm thiểu được những tổn hại tới răng. Tốt nhất nên lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai, hạn chế những thức ăn cứng dai hoặc chứa nhiều đường.
– Vệ sinh răng sạch sẽ, sử dụng bàn chảy mềm để chải răng, dùng chỉ nha khoa để nhẹ nhàng làm sạch các thức ăn còn sót bám ở kẽ răng; Sau khi đánh răng dùng nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn trong răng.
– Duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, hạn chế những thức ăn cứng, dai, tránh dùng lực quá mạnh để nhai làm ảnh hưởng đến răng sứ.
– Một vài trường hợp bọc răng sứ bị hôi miệng do răng sứ bị nứt gây mắc thức ăn. Vì vậy bạn phải kiểm tra kỹ độ sát khít của răng sứ. Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra độ khít sát viền răng sứ và cùi răng thật, viền nướu có bị sưng tấy hay không.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét