Hiện nay răng sứ là chất liệu tốt nhất để phục hình răng, bởi độ thẩm mỹ cao cũng như khả năng chịu lực tốt. Răng sứ có nhiều loại khác nhau tương ứng với mức giá khác nhau nên tuổi thọ cũng vì thế mà không giống nhau. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để lụa chọn loại răng sứ phù hợp nhất.
Răng sứ là một loại răng đặc biệt, được cấu tạo gồm hai thành phần là sườn (lõi phía trong của răng) và lớp sứ phủ ở bên ngoài. Răng sứ có nhiều loại, phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng để chế tạo ra sườn như kim loại, Titanium, vàng. Răng sứ được chia thành hai loại cơ bản là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại (răng sứ toàn sứ), giúp thẩm mỹ răng với hiệu quả bền chắc nhất.
Răng sứ duy trì khả năng ăn nhai như răng thật
Kỹ thuật trồng răng sứ hiện nay cho phép tạo ra những chiếc răng sứ tự nhiên như thật, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn tốt về độ bền, lực nhai… với tuổi thọ trung bình từ 7-10 năm, thậm chí cao hơn. Do đó, bạn có thể thoải mái ăn nhai mà không lo răng bị vỡ hay mẻ.
Răng sứ kim loại là có ưu điểm là giá rẻ, thời gian sử dụng trên dưới 10 năm nhưng sau 5 – 6 năm sử dụng có thể xuất hiện viền xám kim loại ở cổ răng và có thể làm nướu răng đổi màu xám nhạt, càng về sau càng sậm làm giảm vẻ thẩm mỹ của phục hình. Do đó, chỉ định của sứ kim loại cho các trường hợp răng nhiễm tetracycline hạn chế, mang tính cấp thời trong thời gian ngắn.
Các loại răng sứ cao cấp như toàn sứ E.max, Cercon…có chi phí phục hình cao hơn, thời gian sử dụng trên dưới 15 năm, răng có tính thẩm mỹ cao, đẹp tự nhiên, không bị đổi màu theo thời gian. Tuy nhiên, đối với những răng cửa – răng trước có thể sẽ bị hở đường cổ răng. Đây được coi là dòng sứ có độ bền cao nhất, chịu được lực nhai tốt và có độ cảm biến thức ăn gần như răng thật.
Độ bền của răng sứ thẩm mỹ là bao lâu
Đối với những răng đã chữa tủy thì độ bền của răng sứ thẩm mỹ sẽ bị giảm đi theo thời gian. Tủy răng chính là nguồn sống của răng. Chữa tủy răng sẽ làm cho răng bị vôi hóa và theo thời gian sẽ dễ bị nứt, gãy. Ngoài ra, độ bền của răng chữa tủy sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn nhai, giữ gìn của bệnh nhân sau này. Răng chữa tủy phải tuyệt đối tránh va đập cũng như ăn, cắn những đồ cứng.
Việc chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng sứ hoàn toàn không có sự khác biệt so với trước đó. Nên chải răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn. Lấy cao răng, đánh bóng răng và thăm khám nha khoa định kì 3-6 tháng/lần để kiểm tra răng sứ cũng như phát hiện các vấn đề răng miệng khác.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét