Mọc răng khôn khi mang bầu khiến các bà mẹ lo lắng không biết có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Bởi lẽ răng khôn là chiếc răng khá đặc biệt, một khi bị mọc lệch hay ngầm sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cấu trúc răng.
Là chiếc răng số 8 mọc trong cùng của hàm răng, răng khôn thường có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ngầm và gây cho chủ nhân những cơn đau nhức khó chịu. Thời gian mọc răng khôn thường rơi vào độ tuổi từ 18-25, khi này xương hàm của bạn đã cứng chắc và thường thì chẳng còn đủ chỗ cho răng khôn mọc nữa vì thế mà mới xuất hiện những phiền phức răng đem lại trong quá trình mọc.
Mọc răng khôn khi mang thai gây đau nhức phải làm sao?
Mọc răng khôn khi mang thai phải làm gì là tốt nhất?
Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên việc vệ sinh chiếc răng này gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, răng lại chẳng có chức năng ăn nhai rõ ràng, vì thế mà hầu hết các trường hợp răng mọc gây đau nhức bác sĩ đều khuyên bạn nên nhổ bỏ.
Nhưng nếu mọc răng khôn khi mang thai thì việc nhổ răng khôn lại là điều tối kỵ. Bởi quá trình nhổ răng khôn bao gồm nhiều công đoạn, trong đó có chụp Xquang để xác định thế răng. Tuy nhiên, các bác sĩ đã có lời khuyên bà bầu tránh tiếp xúc với tia X vì nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Thuốc gây tê cũng không tốt với bà bầu và kể cả quá trình nhổ răng bạn phải chịu đựng những đau nhức, điều này lại càng làm ảnh hưởng tới em bé.
Vì thế mà mọc răng khôn khi mang thai các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám nha khoa để được kê một số loại thuốc giảm đau. Đồng thời kết hợp với một số cách chữa đau răng tại nhà là cách tốt nhất.
Bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ nếu mọc răng khôn khi mang thai
Một số cách giảm đau răng tại nhà nếu mọc răng khôn khi mang thai
+ Dùng gừng, tỏi: đơn giản, bạn chỉ cần đập dập gừng hoặc tỏi sau đó cắn vào vùng răng khôn đang mọc để giảm đau. Thực hiện liên tục mỗi khi cảm thấy đau nhức.
+ Chườm đá: Mọc răng khôn khi mang bầu cách thông dụng để giảm đau chính là chườm đá, những cơn đau răng sẽ tạm thời được đẩy lùi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Nhựa đủ đủ: nhựa quả đu đủ non bôi vào vùng răng khôn bị đau sẽ giúp xóa tan cơn đau nhức.
+ Nước cốt chanh: bạn dùng nước cốt chanh và bôi vào răng tương tự nhựa đu đủ. Nhưng lưu ý chỉ nên thực hiện cách này 1-2 lần trong ngày, tránh axit trong chanh bào mòn men răng.
+ Súc miệng nước muối: nước muối giúp sát trùng, kháng khuẩn vì thế bạn nên súc miệng nước muối hàng ngày để giảm nguy cơ răng khôn bị bệnh lý.
Thực hiện một số cách giảm đau răng tại nhà nếu mọc răng khôn khi mang thai
Ngoài ra, mọc răng khôn khi mang thai nếu có bất kỳ dấu hiệu nào lạ thường hoặc cơn đau nhức ngày càng dữ dội, bạn nên đến khám bác sĩ nha khoa để có lời khuyên tốt nhất, tránh tự ý mua thuốc điều trị sẽ làm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét