Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng là do vi khuẩn gây nên. Khi thức ăn không được làm sạch sau khi ăn, tồn tại trên răng sẽ tạo thành cao răng, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vậy sau rang co chua khoi duoc khong?
♦ Bị sâu răng có chữa khỏi được không ?
Sâu răng có chữa khỏi được không ?
+ Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng sẽ có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn ngừa cũng như hạn chế sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Chải răng với bàn chải lông mềm ngày 2-3 lần sau khi ăn, chải đều cả 4 mặt răng. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng. Song song với đó là việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, hạn chế tối đa nguy cơ sâu răng trở lại.
Bệnh nhân bị sâu răng cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Nên hạn chế tối đa các thức ăn, đồ uống có thành phần là đường và tinh bột. Các đồ uống có ga chứa nhiều axit cũng nên tránh để không làm tổn thương mô và men răng.
+ Tái khoáng, bổ sung Fluor
Trong một số trường hợp tình trạng sâu chưa nghiêm trọng thì nha sỹ sẽ sử dụng dung dịch keo Fluor ở chỗ răng sâu. Bởi vì Fluor ở dung dịch này có nồng độ cao hơn nhiều so với ở trong kem đánh răng. Fluor có tác dụng kích thích quá trình tái khoáng hoá, kết hợp với phân tử Calci và Phospho trong cấu trúc men răng tạo nên một chất cứng hơn men răng, chống chịu tốt sự ăn mòn của axit.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu là cách dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Phương pháp này khá đơn giản và an toàn nên được các nha sỹ sử dụng nhiều trong điều trị răng chớm sâu.
+ Hàn trám răng bị sâu
Bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để? Cách điều trị răng sâu hiệu quả nhất thường được tiến hành tại các trung tâm nha khoa là cần sớm loại bỏ các mô răng đã bị mủn, nhiễm khuẩn và phục hồi bù cấu trúc men răng bằng các vật liệu hàn răng, trám răng. Các mô răng bị bệnh sẽ được loại bỏ bởi một dụng cụ chuyên dụng. Thao tác này sẽ giúp làm sạch vết sâu, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trở lại.
Khi phần răng đã được làm sạch thì vật liệu trám nha khoa sẽ giúp phục hình các mô răng mất. Thao tác hàn răng khá đơn giản và được thực hiện chỉ trong vòng 15-20 phút. Vật liệu trám được tạo hình lại trên răng, tia laser sẽ giúp đông cứng vết trám, tái tạo lại thẩm mỹ tối đa cho răng cũng như hạn chế các tác động bên ngoài như hóa chất, axit, kích thích nóng lạnh hay vi khuẩn tác động đến răng.
+ Điều trị tủy và bọc sứ
Trường hợp vết sâu quá lớn, gây mất mô nhiều và đau nhức dữ dội thì bạn cần xem xét đến biện pháp chữa sâu răng khác. Đặc biệt, khi phần tủy bị viêm nhiễm thì điều trị nội nha lấy tủy là điều cần thiết phải thực hiện trước tiên. Đây là tình trạng sâu răng đã quá nặng dẫn tới viêm ống tủy, gây đau buốt kéo dài, nếu không thực hiện điều trị thì nguy cơ mất răng là rất cao.
Phần răng sau khi được lấy tủy thì độ bền cũng giảm sút và dễ bị giòn vỡ khi có tác động mạnh, do đó bọc răng sứ là phương pháp được khuyến khích thực hiện. Mão sứ bọc bên ngoài toàn bộ phần răng thật sẽ giúp phục hình cho răng ngay cả khi răng bị vỡ lớn cũng như bảo vệ cho răng thật bên trong khỏi những tác động có hại từ bên ngoài, nhờ đó mà răng được bảo tồn tối đa.
Hiện nay, với hai công nghệ hàn răng Laser Tech và bọc sứ CT 5 chiều, hiệu quả chữa răng sâu sẽ đạt được cao nhất, bạn không còn phải băn khoăn làm thế nào để hết sâu răng.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét