Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc-rang-su. Hiển thị tất cả bài đăng

Bọc răng sứ có đau không?



Không thể phủ nhận việc bọc răng sứ đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bọc răng sứ có đau không? là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xóa tan nổi lo lắng về vấn đề này.


Răng sứ là một dạng phục hồi răng giúp tái tạo vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng, mang đến nụ cười tự tin, quyến rũ cho mọi người. Với những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, răng sứ với nhiều “phiên bản” khác nhau sẽ giúp các bạn có sự lựa chọn hợp lý cho từng nhu cầu riêng biệt của bản thân. Tuy nhiên, liệu bọc răng sứ có đau không vẫn còn tùy thuộc vào tay nghề vào kỹ thuật của nha sỹ, cũng như các thiết bị máy móc khác nhau.

Mô hình bọc răng sứ 

Đặt câu hỏi bọc răng sứ có đau không đến các nha sỹ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, được biết, nói có thể không đau là không đúng. Bởi trước khi bọc sứ vào răng, các nha sỹ phải mài đi hết lớp men răng vốn có, quy trình này được tiêm một liều thuốc tê nhằm giảm bớt cảm giác ê buốt cho khách hàng. Thao tác bọc sứ cho rằng chỉ định thường không mất quá nhiều thời gian, nhưng quan trọng các bước chuẩn bị cần phải thực hiện kỹ lưỡng để quá trình bọc sứ sẽ được chất lượng tốt.


Một tác nhân khác ảnh hưởng đến việc bọc răng sứ có đau không phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, máy móc của trung tâm nha khoa. Cảm giác đau buốt trong quá trình thực hiện có thể đến từ một số nguyên nhân sau: nha sỹ chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật mài răng dẫn đến mài nhiều lần, gây ảnh hưởng đến tủy răng; thao tác phục hình giữlàm răng sứ và răng thật không tốt, gây cảm giác cộm, khó chịu khi va chạm giữa các răng với nhau; tủy răng không được điều trị hiệu quả khiến bạn thỉnh thoảng cảm thấy đau nhức nơi vùng răng được bọc sứ…


Hình ảnh trước sau mang tính chất minh họa cho kết quả điều trị
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Có lẽ qua bài viết trên bạn sẽ không còn lo lắng về vấn đề bọc răng sứ có đau không nữa, nếu bạn có thắc mắc gì hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.


Bọc răng sứ mất bao lâu ?

"Bọc răng sứ mất bao lâu ? " là câu hỏi chung của rất nhiều người. Thật sự không có thời gian cụ thể để biết chính xác bọc răng sứ mất bao lâu. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số trường hợp để bạn có thể tham khảo.


Các trường hợp răng mài cần được chữa tủy:

– Răng bị mẽ, bể nhiều tới tủy, răng bị nhiễm trùng: Để điều trị thì bệnh nhân phải đến nha khoa từ 2- 4 lần khám. Đối với các răng hàm thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với các răng thuộc nhóm răng cửa. Như vậy thì việc mất bao lâu thời gian khi bọc sứ còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn.


* Quá trình làm răng sứ:

– Làm các mão đơn lẻ hay cầu răng mà bệnh nhân sẽ đến nha khoa từ 2 đến 5 lần khám, tùy theo số lương răng sứ cần làm mà thời gian sẽ khác nhau

– Lần hẹn thứ nhất: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ mài răng và lấy dấu răng. Tùy theo số lượng răng cần bọc mà thời gian mài răng sẽ kéo dài từ 30 phút- 3 tiếng. Sau khi đã mài xong, bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bạn để gửi về phòng Labo để các kỹ thuật viên dựa trên dấu răng đã gữi để chế tác và phục hình lên răng sứ. Ngay sau khi xuống ghế, bạn sẽ được gắn răng tạm, tác dụng của răng tạm là giảm ê buốt, hiệu quả về mặt thẩm mỹ trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.



– Lần hẹn thứ 2: Thử khung sườn. Tác dụng của việc thử sườn sẽ giúp đảm bộ độ chính xác về mặt kỹ thuật cho răng sứ sau này.

– Lần hẹn thứ 3: Trong lần hẹn này, răng sứ đã hoàn thành. Bệnh nhân sẽ được gắn tạm răng sứ để thử chức năng ăn nhai, và chỉnh sửa thẩm mỹ( về màu sắc, hình dáng,..) cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng. Sau thời gian gắn tạm răng khoảng 1 tuần để bệnh nhân về ăn nhai thử. Bệnh nhân sẽ quay lại để gắn cố định, lúc này quy trình làm răng sứ đã hoàn tất.

>> Giá làm răng sứ tại NHA KHOA KIM


Răng sứ có nhiều loại, mỗi loai sẽ có những ưu và nhược điểm riêng của nó và thời gian bọc của từng loại sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi nói về răng sứ loại nào tốt thì không ai có thể phủ nhận những ưu điểm vượt trội của răng sứ Cercon. Răng sứ Cercon với phần sườn được đúc toàn sứ, sản xuất theo công nghệ CAD/CAM trên máy tính dựa trên dây chuyền sản xuất của Mỹ, mang lại độ chính xác cao. Với những đặc điểm đó mà răng sứ Cercon có màu sắc tư nhiên, sống động, không gây dị ứng, không bị ánh đen dưới ánh đèn, có độ bền cao, chịu được lực tốt,..và là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người hiện nay.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Bọc răng sứ có bền không ?



Hiện nay răng sứ là chất liệu tốt nhất để phục hình răng, bởi độ thẩm mỹ cao cũng như khả năng chịu lực tốt. Răng sứ có nhiều loại khác nhau tương ứng với mức giá khác nhau nên tuổi thọ cũng vì thế mà không giống nhau. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để lụa chọn loại răng sứ phù hợp nhất.


Răng sứ là một loại răng đặc biệt, được cấu tạo gồm hai thành phần là sườn (lõi phía trong của răng) và lớp sứ phủ ở bên ngoài. Răng sứ có nhiều loại, phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng để chế tạo ra sườn như kim loại, Titanium, vàng. Răng sứ được chia thành hai loại cơ bản là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại (răng sứ toàn sứ), giúp thẩm mỹ răng với hiệu quả bền chắc nhất.

Răng sứ duy trì khả năng ăn nhai như răng thật

Độ bền của răng sứ thẩm mỹ là bao lâu?

Kỹ thuật trồng răng sứ hiện nay cho phép tạo ra những chiếc răng sứ tự nhiên như thật, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn tốt về độ bền, lực nhai… với tuổi thọ trung bình từ 7-10 năm, thậm chí cao hơn. Do đó, bạn có thể thoải mái ăn nhai mà không lo răng bị vỡ hay mẻ.

Răng sứ kim loại là có ưu điểm là giá rẻ, thời gian sử dụng trên dưới 10 năm nhưng sau 5 – 6 năm sử dụng có thể xuất hiện viền xám kim loại ở cổ răng và có thể làm nướu răng đổi màu xám nhạt, càng về sau càng sậm làm giảm vẻ thẩm mỹ của phục hình. Do đó, chỉ định của sứ kim loại cho các trường hợp răng nhiễm tetracycline hạn chế, mang tính cấp thời trong thời gian ngắn.

Các loại răng sứ cao cấp như toàn sứ E.max, Cercon…có chi phí phục hình cao hơn, thời gian sử dụng trên dưới 15 năm, răng có tính thẩm mỹ cao, đẹp tự nhiên, không bị đổi màu theo thời gian. Tuy nhiên, đối với những răng cửa – răng trước có thể sẽ bị hở đường cổ răng. Đây được coi là dòng sứ có độ bền cao nhất, chịu được lực nhai tốt và có độ cảm biến thức ăn gần như răng thật.

Độ bền của răng sứ thẩm mỹ là bao lâu

Đối với những răng đã chữa tủy thì độ bền của răng sứ thẩm mỹ sẽ bị giảm đi theo thời gian. Tủy răng chính là nguồn sống của răng. Chữa tủy răng sẽ làm cho răng bị vôi hóa và theo thời gian sẽ dễ bị nứt, gãy. Ngoài ra, độ bền của răng chữa tủy sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn nhai, giữ gìn của bệnh nhân sau này. Răng chữa tủy phải tuyệt đối tránh va đập cũng như ăn, cắn những đồ cứng.

Việc chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng sứ hoàn toàn không có sự khác biệt so với trước đó. Nên chải răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn. Lấy cao răng, đánh bóng răng và thăm khám nha khoa định kì 3-6 tháng/lần để kiểm tra răng sứ cũng như phát hiện các vấn đề răng miệng khác.

Hy vọng sau bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho riêng mình, nếu còn điều gì thắc mắc hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất nhé.

Chụp răng sứ có những đặc điểm gì nổi bật

Chụp răng sứ là một trong những phương pháp phục hình phổ biến nhất hiện nay. Bài viết này sẽ phân tích kĩ về những đặc điểm phục hình này nhé!

Chụp răng sứ là gì ?



Chụp răng sứ là một phương pháp phục hình răng miệng thông thường được nhiều bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn để khắc phục những răng bị tổn thương nhẹ như sứt, mẻ, vỡ…Với phương pháp chụp răng, các răng bị tổn thương của bệnh nhân sẽ được bác sĩ mài nhỏ chiếc răng thật bị tổn thương thành một cùi răng chắc chắn. Sau đó các mão răng sẽ được thiết kế và chế tạo khớp với dấu răng của chiếc răng bị tổn thương của bệnh nhân. Sử dụng chất liệu gắn kết với phương pháp hiện đại, mão răng sẽ được bác sĩ gắn cố định lên trên cùi răng. Lấp đỳ khoảng trống hở trong khoang miệng của bệnh nhân, phục hồi lại chức năng ăn uống và chức năng thẩm mỹ cho những răng bị tổn thương


Những trường hợp được chỉ định làm chụp răng



Chụp răng là một phương pháp phục hồi răng miệng được đưa vào sử dụng từ lâu. Với phương pháp phục hình này các mão răng được bác sĩ gắn và cố định vào trụ răng của chủ nhân, đáp ứng được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của bệnh nhân. Bệnh nhân không thể tháo ra, lắp vào để vệ sinh như phương pháp phục hình tháo lắp được. Chỉ các nha sĩ mới có thể tháo các chụp răng ra. Chụp răng thường được bác sĩ chỉ định thực hiện cho các trường hợp bệnh nhân sau :

♦ Những răng bị vỡ, bể lớn.

♦ Những trường hợp răng bị xỉn màu mất thẩm mỹ mà sử dụng các biện pháp tẩy trắng không thể đạt hiệu quả.

♦ Những trường hợp răng bị tổn thương do bệnh lý răng miệng…
Các loại chụp răng thường được sử dụng

Phục hình răng bằng phương pháp Chụp răng có nhiều loại phong phú để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của nhiều đối tượng bệnh nhân. Trong đó có một số loại tiêu biểu được sử dụng phổ biến sau :

♦ Mão nhựa, composite:

Các loại mão được làm bằng chất liệu này này thường có khả năng chịu lực kém hơn các mão được làm bằng chất liệu khác. Tuy nhiên nó có ưu điểm là rẻ tiền và dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị.

♦ Mão kim loại:

Các loại hợp kim cao cấp thường được sử dụng để đúc mão răng là Ni-Cr, Cr- Co, titanium và vàng. Titanium và vàng có độ ổn định cao và không bị oxy hoá trong môi khoang trường miệng nhạy cảm.
Ưu điểm của các loại mão kim loại cao cấp

Các thao tác sửa soạn cùi răng để chụp mão vàng rất đơn giản và ít gây biến chứng. Bởi có rất ít mô răng bị lấy đi trong quá trình mài cùi răng và mô răng lành mạnh còn lại được bảo tồn tối đa. Không như mão sứ, mão vàng do tính chất riêng biệt của chất liệu vàng, nên mão vàng không gây tình trạng mòn mặt nhai các răng đối diện. Đặc biệt mão vàng cũng dễ gắn khít vào cùi răng hơn. Vàng là một chất liệu sẽ không gây ảnh hưởng có hại nào cho mô nướu và môi trường khoang miệng.

Nhược điểm của mão vàng là không cho màu răng thẩm mỹ bởi ánh vàng hiện hữu của nó.

♦ Mão sứ :

Bao gồm các loại sau:

Sứ kim loại: lớp khung sườn nâng đỡ được làm bằng hợp kim nha khoa, bề ngoài được quét một lớp sứ mỏng.

Sứ quí kim: khung sườn được làm từ hợp kim vàng bề mặt được quét một lớp sứ mỏng.

Sứ titan: khung sườn được làm từ hợp kim titan bề mặt được quét một lớp sứ mỏng.

Sứ không kim loại: khung nâng đỡ được làm từ các loại sứ chịu lực có khả năng thay thế cho các loại sườn kim loại.

Nếu như bạn đang gặp phải những tình trạng răng bị hư tổn cần phục hình hãy nhanh chóng tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín để tạo được một hàm răng đẹp như mong muốn nhé.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi có ý định phục hình răng, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực chắc hẳn nhiều người chưa biết được những hệ lụy xảy đến khi bọc sứ.

Về cơ bản bọc răng sứ được xem là giải pháp an toàn khi được thực hiện theo đúng quy trình và kỹ thuật. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp do bác sĩ điều trị các bệnh lý như sâu răng hay viêm tủy không triệt để mà gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân. Nếu như bác sĩ không lấy tủy bị viêm hoặc nạo sạch vết sâu mà lại chụp răng sứ lên, sẽ làm cho bạn bị ê buốt, đau nhức kéo dài hoặc có thể làm cho mủ rỉ ở xương hàm, thậm chí còn dẫn tới trường hợp viêm ổ xương răng khá nghiêm trọng.
Những biến chứng có thể xảy ra khi bọc răng sứBị thâm nướu ở vùng chân răng
Nguyên nhân chính là do tủy của chân răng bị chết mà không được điều trị đúng, do kim loại trong lòng mão ánh ra ngoài qua khe nướu răng hoặc do mão hở keo dán bị oxi hóa…
Tụt nướu
Nướu răng bị tụt có thể do: tuổi tác, cơ địa, hoặc hở đường viền mão hay mão dư…
Mão răng đục
Mão răng bị đục do lấy quá ít mô răng hoặc lớp lót quá dày. Kỹ thuật mài cùi không chuẩn.
Viêm nướu, chảy máu chân răng
Nguyên nhân cơ bản gây ra viêm nướu và chảy máu chân răng đó là do dị ứng với vật liệu, khe nướu sâu, mão răng chồm nướu hoặc là do vôi răng.
Mão răng nằm ngoài vùng sinh học
Giữa răng và nướu có một khe nướu khoảng từ 0.7 – 1 mm, được gọi là khoảng sinh học khe nướu. Nếu như mão răng nằm ngoài vùng này, sẽ dẫn tới việc mô nướu bị viêm.


Khớp cắn bị lệch gây chấn thương
Khi bọc mão răng bị dư hoặc cao quá sẽ khiến cho vùng dây chằng nha chu bị chấn thương và làm răng bị đau, cấn cộm khi ăn nhai. Nhưng nếu mão răng bị thiếu hụt thì 2 hàm sẽ không chạm vào nhau thức ăn sẽ không được nghiền nát. Nguyên nhân là do cách tính toán lực sức nhai không chính xác hoặc không biết cách tính.
Bị viêm tủy răng
Nếu trong quá trình bọc răng sứ, tủy răng bị viêm nhiễm hoặc chết tủy mà không được chữa trị khắc phục kịp thời sẽ khiến bạn bị đau nhức và ê buốt.

Trên đây là những biến chứng có thể xảy ra khi bọc răng sứ. Để hạn chế những vấn đề này, tốt nhất bạn nên lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín có các bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Điều này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng phục hình của bạn có duy trì lâu dài và việc ăn uống có đảm bảo ổn định hay không.

Để không xảy ra tình trạng như mong muốn tốt nhất ban đầu bạn nên chọn địa chỉ làm răng sứ uy tín, có cách chăm sóc sau khi bọc sứ một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Chăm sóc răng sau khi bọc sứ như thế nào mới đúng nguyên tắc?

Răng sứ là chất liệu nhân tạo thay thế cho những răng tự nhiên trong trường hợp bệnh lý nhất định. Bởi vì là chất liệu nhân tạo, nên chúng không thể tốt bằng răng tự nhiên được nên cần được chăm sóc kỹ hơn.


Vậy, chăm sóc răng sau khi bọc sứ như thế nào?
Sau khi phục hình răng sứ, nơi viền nướu sẽ hơi tức tức và có màu tái nhẹ, những hiện tượng đó sẽ hết sau một vài giờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp hiện tượng ê buốt sau khi gắn mão răng. Đây cũng là triệu chứng bình thường vì lúc này ngà răng đang xảy ra sự nối kết giữa vật liệu gắn răng và ngà răng. Triệu chứng này sẽ hết sau 24h, khi đó chất gắn kết mới phản ứng. Nhưng cũng có trường hợp sau vài tuần mới hết triệu chứng ê buốt.

Để tuổi thọ của răng sứ là cao nhất, chúng ta cần làm gì?

Trong ăn uống sinh hoạt:


Răng sứ có độ chịu lực cao hơn răng thật nhưng độ dẻo dai thì không bằng răng thật. Chính vì thế, không ăn đồ thức ăn quá cứng vì khi nhai sẽ làm vỡ răng sứ. Tuy nhiên, dù răng thật hay răng sứ thì bạn ăn nhai với lực cân bằng là cách tốt nhất để tránh vỡ răng.

Hạn chế ăn thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước đường, nên ăn các loại rau củ, trái cây tươi, không nên hút thuốc lá.

Nên ăn trái cây tươi và hạn chế ăn đồ ngọt

Tránh ăn các loại thức ăn dính như caramel, thạch đậu và kẹo cao su. Nhai thức ăn dính có thể làm lỏng các răng sứ.

Tránh các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Răng sứ có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng. Tránh các thức ăn lạnh như kem và các thức ăn quá nóng.
Khi vệ sinh răng:
Đánh răng với bàn chải răng mềm, 3 lần/ngày bằng cách sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm để ngăn chặn viêm nướu và nhạy cảm với nóng lạnh

Sau khi ăn để làm sạch kẽ răng nên sử dụng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng, đúng cách. Chỉ nha khoa không chỉ làm sạch chất đường trong miệng mà còn loại bỏ mảng bám đóng lại ở bề mặt răng mà không làm tổn thương nướu nhằm tránh bị tụt nướu.

Khi chải răng bạn nên dùng ngón tay sạch mát xa quanh viềm nướu có mang phục hình nhằm kích thích sự lưu thông máu nơi đường viền nướu quanh đường viền mão răng.

Dùng nước súc miệng đúng, đủ liều lượng với nồng độ phù hợp để không làm tổn thương niêm mạc.
Đi gặp bác sỹ nha khoa:
Nên trực tiếp đến nha khoa 6 tháng/lần để kiểm tra định kỳ và lấy cao răng thường xuyên để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu lỡ may răng sứ của bạn bị rơi ra, bị vỡ hoặc bạn cảm giác răng sứ đang lỏng lẻo thì hãy ghé thăm “bác sỹ nha khoa” ngay lập tức. Răng sứ sẽ cần phải thay thế và sửa chữa ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.

Ngày nay, một hàm răng xấu mất thẩm mỹ trên gương mặt không còn là nỗi bận tâm của bạn nữa. Công nghệ răng sứ thẩm mỹ đã giúp giải quyết khuyết điểm đó. Phục hình thẩm mỹ bằng răng sứ đang được nhiều sự lựa chọn và quan tâm của bệnh nhân. Nhưng, để có thể hoàn hảo nhất, bạn nên chú ý những kinh nghiệm sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ để sở hữu hàm răng và nụ cười lý tưởng.

Cần nằm kỹ những nguyên tắc chăm sóc sau khi phẫu thuật trên nhằm đảm bảo chất lượng bọc sứ được đảm bảo lâu dài nhất.

Vì sao sau khi bọc răng sứ có thể gây hôi miệng

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Đây là câu hỏi mà nha khoa chúng tôi nhận được từ khách hàng nhiều trong thời gian gần đây. Vậy thực hư là như thế nào, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào khi mắc phải tình trạng hôi miệng?



* Các nguyên nhân có thể gây hôi miệng sau khi bọc răng sứ


Như bạn đã biết, phương pháp bọc răng sứ đã khá phổ biến hiện nay, đây như là một bước cải tiến mới trong ngành nha khoa giúp phục hình thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài như hóa chất, nhiệt độ, vi khuẩn,..v..v..Tuy nhiên, nếu sau khi bọc răng sứ bạn bị hôi miệng có thể do các nguyên nhân sau:
– Răng sứ có vết nứt hay những rãnh sần sùi làm thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn đến hôi miệng.

– Các cầu răng ở ngay phần nhịp(tại vị trí mất răng) làm không đúng kỹ thuật, hở nhịp, khó vệ sinh, thức ăn dễ bị bám vào cùi răng thật bên trongcác khe bên dưới gây ra mùi hôi.

– Bệnh nhân bị mắc bệnh hôi miệng từ trước khi làm răng sứ nhưng sau đó mới phát hiện ra. Do đó, răng sứ không phải là nguyên nhân gây hôi miệng.

– Răng sứ không được gắn sát vào chân răng, chân răng bị hở, thức ăn và vi khuẩn tích tụ vào cùi răng thật bên trong, lâu ngày phân hủy và gây ra tình trạng hôi miệng.

– Các loại răng sứ bằng kim loại sau một thời gian sử dụng, trong môi trường miệng dưới sự tác động của nước bọt, hóa chất, vi khuẩn,… răng sứ kim loại bị oxi hóa sẽ làm kích ứng cho răng thật và nướu, gây ra mùi khó chịu cho răng miệng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây hôi miệng không phải do trồng răng sứ:
– Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần kim loại trong răng sứ
– Người bệnh bị lở loét do trong quá trình ăn nhai cắn phải môi má.
– Người bị mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa
– Người bệnh có tiền sử bị hôi miệng
– Vệ sinh răng miệng kém,…v..v..
* Phương pháp điều trị hôi miệng khi bọc răng sứ

– Khi bạn bị hôi miệng và xác định là do răng sứ gây ra thì bạn nên đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra xem độ khít sát giữa răng sứ và nướu có sát với nhau không, phần nhịp có bị hở không, có nhét thức ăn không,…Nếu không cải thiện được sẽ làm lại răng sứ khác.
– Răng sứ được chăm sóc cũng giống như răng thật, vệ sinh răng miệng hàng ngày, cạo vôi và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra những bất thường và điều trị kịp thời.
– Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa đặc biệt để vệ sinh, luồn xuống phần nhịp để lấy hết thức ăn còn vướng lại ở dưới cầu răng.
Với những thông tin trên, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc bọc răng sứ có bị hôi miệng không rồi nhé! Để sao cho việc bọc răng sứ mang lại tính thẩm mỹ cao và không gây ra tình trạng hôi miệng thì bạn nên lựa chọn cho mình một đia chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và chuyên sâu về phục hình răng sứ thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chon cho mình dòng răng sứ không kim loại Cercon để phục hình lại răng để không xảy ra các tình trạng nướu bị kích ứng bởi kim loại và gây ra tình trạng hôi miệng. 

Tùy vào tình trạng của mỗi người, nếu biết kết hợp 2 lưu ý trên bạn hoàn toàn không mắc phải những tình trạng xấu sau khi bọc sứ.

Vì sao bọc răng sứ titan lại khiến cho lợi bị thâm đen??

Câu hỏi: Chào bác sỹ nha khoa!  Em đang có mong muốn thự chiện trồng răng sứ titan , tuy nhiên khi tìm hiểu về răng sứ Titan thì em thấy có thông tin bảo loại răng này sẽ bị đen viền nướu, Em hoang mang quá, không biết có nên chọn loại răng này không. Mong bác sỹ tư vấn giúp và cho em biết tại sao răng sứ Titan bị đen viền nướu ạ? Cảm ơn bác sỹ rất nhiều!

Trả lời:

Chào bạn!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, xin được giải đáp cụ thể như sau:

Trước hết, xin cung cấp đến bạn những thông tin khái quát nhất về bản chất của dòng răng sứ Titan có liên quan đến thắc mắc răng sứ Titan có bị đen viền nướu hay không. Thực tế, Titan là dòng răng thuộc hệ thống sứ kim loại, có phần khung sườn được chế tạo từ hơp kim Niken – Crom – Titan, trong đó Titan là thành phần chủ yếu. Cũng bởi có Titan là thành phần chính trong cấu tạo sườn nên trước đây răng sứ Titan được rất nhiều người ưa chuộng, do titan khá lành tính, có tính tương hợp sinh hợp cao, lại khá bền chác đảm bảo ăn nhai tốt mà chi phí lại không quá cao, phù hợp với “túi tiền” của đại đa số khách hàng và bệnh nhân. Có lẽ vì thế mà nhiều người vẫn còn giữ suy nghĩ đây là loại răng sứ tốt nhất cho đến bây giờ.
Răng sứ tồn tại được bao lâu 1

Tuy nhiên, nhiều phát kiến sứ mới ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện của các dòng sứ không kim loại đã chứng tỏ răng sứ Titan chưa phải là loại tốt nhất. Qua theo dõi nhiều năm, các chuyên gia răng sứ đã quan sát thấy có sự biến đổi theo chiều hướng không tích cực của răng sứ Titan. Khi tồn tại trong môi trường miệng và tiếp xúc lâu với các loại thực phẩm da dạng, gây đổi màu răng thì răng Titan có dâu hiệu bị xỉn màu. Đặc biệt, phản ứng oxy hóa diễn ra do thành phần kim loại trong khung sườn sẽ làm cổ răng bị đen. Trường hợp nặng hơn có thể gây kích ứng nướu. Do đó, “tuổi thọ” của răng sứ Titan chỉ duy trì được trong một khoảng thời gian nhất định, lâu nhất cũng chỉ được khoảng 10 năm là phải phục hình lại.

Lưu ý thêm với bạn là quá trình biến đổi của răng sứ Titan có thể không xảy ra ngay lập tức sau khi mới trồng răng. Nó có thể bắt đầu từ năm thứ 2, thứ 3 hoặc lâu hơn tùy trường hợp. Đó là lý do tại sao mà bạn không thấy răng cua người mới phục hình được tháng có vấn đề gì.

Có lựa chọn răng sứ Titan để trồng răng hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn nhé. Nếu mục tiêu của bạn là chỉ cần duy trì răng trong khoảng trên dưới 10 năm, thì có thể sử dụng răng sứ Titan, chi phí của loại sứ này áp dụng cũng khá “mềm”. 

Nếu bạn có mong muốn giảm thâm lợi thì củng nên tìm hiểu thêm về một số loại răng sứ cercon hay emax. Đây là một trong những loại bọc răng sứ tốt nhất hiện nay.

Được tạo bởi Blogger.