Hiển thị các bài đăng có nhãn chinh-nha. Hiển thị tất cả bài đăng

Đôi điều cần biết về chỉnh nha khắc phục các bệnh lý liên quan đến răng hàm

Lứa tuổi tốt nhất để chỉnh nha là khi bạn 12 đến 18 tuổi vì tất cả răng vĩnh viễn thường mọc hoàn toàn ở giai đoạn này. Xương hàm phát triển ở lứa tuổi này, vì thế nó dễ để nong rộng xương hàm và tái tạo lại hình dáng miệng của bạn.

Tuy nhiên, bạn nên tìm đến những lời khuyên từ nha sĩ sớm hơn. Khi 7 tuổi, răng vĩnh viễn đủ mọc và sự phát triển của xương hàm cũng đủ xuất hiện nên nha sĩ có thể xác định được những vấn đề ở thời điểm đó và biết trước những vấn đề trong tương lai hay còn làm dịu nỗi lo lắng của những bậc phụ huynh nếu tất cả dường như bình thường.

Làm sao tôi biết được nếu con tôi là đối tượng cho việc điều trị chỉnh nha sớm?
Con bạn nên khám răng định kỳ mỗi 6 tháng và nha sĩ sẽ khuyên bạn về bất kỳ cách điều trị nào mà con bạn cần. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu hay thói quen mà bạn có thể tự nhận ra.

* Sớm hoặc trễ rụng răng sữa
* Khó nhai hoặc cắn
* Thở bằng miệng
* Mút ngón tay
* Răng mọc lệch
* Xương hàm di chuyển hoặc tạo ra tiếng động
* Cắn má
* Răng cắn khác thường
* Xương hàm và răng không cân xứng so với khuôn mặt

Có phải tôi quá lớn tuổi cho việc điều tri chỉnh nha?
Không có giới hạn về tuổi tác! Điều trị chỉnh nha có thể dễ thực hiện khi lớn tuổi, nếu bạn có sức khoẻ răng miệng và nướu tốt. Nhiều người trong chúng ta không đeo mắc cài khi còn trẻ. Cũng có thể cha mẹ họ không đủ khả năng, hoặc răng họ không thể làm thẳng đều với kỹ thuật cách đây 40 năm. Đa số người lớn điều trị chỉnh nha bây giờ vì họ nhận ra rằng chăm sóc nụ cười là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ.

Những người khác có điều trị chỉnh nha lúc trẻ, nhưng họ không đeo khí cụ điều trị duy trì cho đến khi răng ngưng phát triển (bạn nên đeo khí cụ điều trị duy trì đến năm 24 tuổi). Kết quả là răng của họ hơi không đều đặn. Bây giờ họ không hài lòng với nụ cười của họ nên họ cũng đeo mắc cài.

Những vấn đề răng mặt được chữa trị nhiều nhất là gì?
Răng chen chúc: Răng mọc không đều vì cung hàm quá nhỏ hay răng quá lớn. Răng mọc chen chúc dẫn tới việc ăn nhai kém và nụ cười không đẹp.
Vẩu hàm trên: Răng cửa trên nhô ra quá mức bình thường và không cắn được với răng cửa hàm dưới, thường dẫn tới khó khăn cho răng hàm khi ăn nhai và sự phát triển không tương xứng của hai hàm. Vẩu răng trên thường kết hợp với ngắn xương hàm dưới. Thói quen mút tay cũng là một nguyên nhân gây ra lệch lạc này.

Cắn sâu: Hiện tượng này xảy ra khi răng cửa hàm dưới cắn chạm vào nướu răng cửa hàm trên, có thể làm tổn thương nướu gây đau đớn khó chịu. Răng cắm sâu cũng có thể khiến răng cửa bị lung lay.
Cắn hở: Hiện tượng này xảy ra khi răng cửa dưới và răng cửa trên không chạm nhau khi hai hàm cắn vào nhau. Khoảng cách giữa các răng cửa trên và dưới dẫn đến việc tất cả các lực dùng để nhai tập trung vào răng hàm, điều này làm cho răng hàm phải chịu lực quá tải khi ăn nhai, gây tổn hại đến răng và quá trình nghiền thức ăn không đảm bảo.

Răng thưa: Nếu như răng bị mất hay quá nhỏ hoặc cung răng quá rộng, khoảng cách giữa các răng có thể xuất hiện điều tồi tệ thông thường nhất do quá trình này gây ra là vẻ bề ngoài xấu.

Cắn chéo: Hiện tượng này xảy ra khi răng hàm trên cắn vào bên trong răng hàm dưới, lệch lạc này ở răng cửa hay răng hàm đều cần được chữa trị sớm do gặp phải khó khăn khi nhai hay cắn.

Vẩu hàm dưới: Khoảng 3 – 5% dân số mắc phải lệch lạc này, hàm dưới dài hơn hàm trên, chủ yếu là do di truyền. Theo dõi sự phát triển của hàm và răng một cách cẩn thận và điều trị sớm là cần thiết cho những trẻ mắc phải sai lầm này.
Tầm quan trọng của sự hợp tác của bệnh nhân trong khi điều trị?
Điều trij chỉnh nha thành công yêu cầu sự nỗ lực hợp tác của cả bác sĩ và bệnh nhân. Để hoàn thành một kế hoạch điều trị, bệnh nhân phải mang các khí cụ khi bác sĩ yêu cầu và tới đúng hẹn theo kế hoạch. Nếu như khí cụ bị hỏng thì thời gian điều trị có thể kéo dài thêm và những phản ứng phụ không mong đợi có thể xảy ra.

Sau khi điều trị, răng và hàm của bệnh nhân chỉ có thể ổn định như mong muốn khi mà bệnh nhân luôn luôn mang những khí cụ giữ kết quả theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cho răng và nướu luôn khỏe mạnh, sau điều trị nên thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra định kỳ.

www.google.mu/url?q=http://phauthuathamhomom.com
Được tạo bởi Blogger.