Hiển thị các bài đăng có nhãn khop-thai-duong-ham. Hiển thị tất cả bài đăng

Tai nạn gãy vỡ xương hàm khi nhổ răng ►Phần 1◄

Nhổ răng tuy không có gì đặc biệt và rất gần gữi với chúng ta. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp xương hàm bị vỡ do dùng lực quá mức.

Gãy bờ xương ổ răng.
Thường gãy bờ xương mặt ngoài ổ răng hơn là bờ trong.
Mảnh xương ổ gãy phải được lấy ra vì nó không tự hàn gắn lại được mà còn có thể nhiễm khuẩn hoặc gây chảy máu.

Sau mỗi lần nhổ răng phải khám lại xương ổ, nếu có gãy tách nó ra rồi dùng kìm bấm nhẵn bờ xương để vết thương lành tốt.

Tổn thương xoang hàm.
Khi nhổ răng, chân răng hàm trên (răng trên hàm và răng hàm) có thể xảy ra hai loại tổn thương sau :

Xoang bị vỡ vì chấn thương :
Lỗ vỡ rất nhỏ, sẽ biểu thị bằng sự xuất huyết qua xương ổ răng và đôi khi qua mũi.
Bệnh nhân có cảm giác có sự thông khí qua lỗ chân răng. Có thể nhận biết dấu hiệu thông khí bằng cách :
Bóp mũi bệnh nhân rồi yêu cầu người đó thổi mạnh như xỉ mũi, miệng hở, khí trời thổi qua lỗ vỡ tạo một tiếng huýt đặc biệt.
Nếu bệnh nhân phồng má, khí trời qua đường mũi có thể có cả nước trào qua đường mũi.
Tai nạn gãy vỡ xương hàm khi nhổ răng ►Phần 1◄
Tai nạn gãy vỡ xương hàm khi nhổ răng ►Phần 1◄

 Xử trí:
-Xoang lành mạnh :
Dặn bệnh nhân không xỉ mũi mạnh, tránh kiểm soát không khí bằng cách phồng má.
Uống nước nhẹ nhàng, đừng súc miệng quá mạnh nhằm tránh sự nhiễm khuẩn vào xoang. Sự lành sẹo sẽ mau lẹ.
-Xoang đã có bệnh viêm cấp hay mạn tính.
Ngày đầu rửa xoang qua lỗ vỡ của xương ổ răng với dung dịch muối đẳng trương có pha kháng sinh.
Khâu vết thương ở bờ xương ổ răng, cho kháng sinh trong 1 tuần.
Những ngày sau chỉ rửa xoang bằng đường mũi.

Chân răng bị đẩy vào xoang :
Tai nạn này ít xảy ra, là do phần xương ngăn cách giữa những chóp chân răng cối đến xoang quá mỏng. Dưới sức đẩy của một cây kìm hay bẩy, chân răng sẽ chạy vào xoang.
Dấu hiệu thông khí y như xoang bị vỡ, kèm theo sự biến mất của mảnh chân răng.

Xử trí : chuyển ngay bệnh nhân đến khoa tai mũi họng để mổ xoang lấy răng.
Dự phòng :
-Chụp phim để xem xoang có sát chân răng, nếu có thì nên nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật.
-Cẩn thận, nhẹ nhàng khi đặt bẩy, bắt kìm.

Để tránh những trường hợp xấu xảy ra bạn nên bổ xung thêm canxi làm xương cứng chắc hơn, khám răng định kỳ tránh tình trạng để thời gian lâu, khi nhổ răng khó khăn hơn.

Xem thêm:
Được tạo bởi Blogger.