Hiển thị các bài đăng có nhãn nhổ răng sâu. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng sâu cho trẻ như thế nào cho tốt

Chào bác sĩ. Em bị sâu răng đã lâu và mấy hôm nay trở nên đau nhức dữ dội, em không thể ăn nhai bình thường được. Em rất muốn đi hàn răng sâu để khắc phục tình trạng này nhưng lại sợ đi hàn răng vì em nghe bạn bè nói hàn răng khá là đau. Bác sĩ có thể cho em biết hàn răng sâu có đau không ạ và có cách nào để giảm đau khi hàn không ạ? Em cảm ơn bác sĩ nhiều. (Hạnh Nguyên – Phương Mai, Hà Nội).

Trả lời :
Chào bạn Hạnh Nguyên!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, Nha Khoa KIM xin giải đáp câu hỏi “Hàn răng sâu có đau không” như sau:

hàn răng cho bé


Sâu răng là bệnh lý khá phổ biến về răng miệng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm tủy, áp xe ổ xương răng, thậm chí rụng răng và ảnh hưởng đến nướu. Tuy nhiên, do tâm lí e ngại, sợ hàn răng sẽ đau mà có nhiều người còn ngần ngại, chưa muốn tới khám và điều trị răng sâu. Hiện nay, với kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại cùng với việc gây tê cục bộ trám khi hàn trám thì việc hàn răng trở nên nhẹ nhàng mà không đau nhức quá nhiều.

Hàn răng sâu trẻ em

 Các bác sĩ tại Nha khoa KIM có kinh nghiệm nhiều năm, từng được đào tạo chuyên sâu về nha khoa ở nước ngoài nên có khả năng thao tác dễ dàng, điêu luyện mà không gây đau cho bệnh nhân. Có một số trường hợp răng bệnh nhân quá nhạy cảm có thể bị đau nhức một chút trong quy trình trám nhưng cảm giác này cũng sẽ nhanh chóng qua đi mà không ê buốt kéo dài.

Thao tác trong quy trình trám răng cũng không quá phức tạp. Hàn trám răng theo công nghệ Laser Tech hiện đại nhất Hoa Kỳ luôn tuân thủ theo một quy trình chuẩn. Đầu tiên, bác sỹ sẽ tiến hành khám tổng quát khoang miệng và cho chụp tia X để xem lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào hay chỉ mới chớm sâu để có phác đồ điều trị răng sâu thích hợp.

Có nên hàn răng sâu cho trẻ

 Với các thiết bị chuyên dụng, bác sỹ sẽ nạo vét phần bị sâu trên răng để ngăn chặn sự phát triển của vết sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh sau khi điều trị. Sau đó, bằng các dụng cụ chuyên dụng, bác sỹ đưa nhựa trám dạng dẻo lỏng lên răng sâu để bắt đầu trám bít và cuối cùng là tiến hành chiếu Laser Er để đông cứng chất liệu trám để duy trì tạo hình răng bền chắc.

Trám răng theo công nghệ mới Laser Tech giúp hạn chế tối đa những xâm lấn đến cấu trúc răng, không làm tổn hại đến ngà răng và men răng, do đó không gây nên cảm giác ê nhức trong khi trám. Đến với Nha khoa KIM, bạn Hạnh Nguyên có thể hoàn toàn yên tâm được các nha sỹ giàu kinh nghiệm trực tiếp thao tác nên có thể loại trừ tối đa cảm giác ê nhức trong và sau quá trình trám.

Bạn không nên băn khoăn nhiều về hàn răng sâu có đau không mà nên đến trung tâm nha khoa KIM tại địa chỉ số 39 Quang Trung, Hà Nội để được các bác sĩ thăm khám cụ thể bởi càng để lâu thì răng sẽ càng bị sâu nặng hơn và có nguy cơ khó bảo tồn được răng.

Phương pháp chữa sâu răng ra sao, có hiệu quả tốt không

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô? Nghe có vẻ khá quen thuộc nhưng thực tế bạn đã thử bao giờ chưa hay chỉ nghe những tin đồn, những đoạn clip trên mạng? Đôi khi những điều tai nghe mắt thấy chưa chắc đã đúng đâu bạn nhé. Hãy cùng tham khảo ý kiến của các chuyên gia nha khoa để biết rõ hơn về hiệu quả của cách bắt sâu răng này.

1. Lá tía tô có công dụng gì?

Tía tô là một loại rau được nhiều người biết đến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình. Rau có mùi thơm và vị cay cay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi.

cach bat sau rang bang la tia to hieu qua

 Lá tía tô có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ giải cảm rất tốt, hương vị của lá tía tô là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà. Vì thế nên tía tô được xếp vào nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi.

Bắt sâu răng bằng lá tía tô

Ngoài ra lá tía tô còn hỗ trợ đề phòng các bệnh dạ dày rất tốt nhờ vào hoạt chất tanin và glucosid. Đối với răng miệng, lá tía tô có tác dụng chữa hôi miệng. Nhưng thực tế, chưa có sách vở nào ghi chép về cách bắt sâu răng bằng lá tía tô chữa sâu răng. Vì vậy, bạn nên xem xét và tìm hiểu kỹ hơn trước khi áp dụng.

2. Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô có hiệu quả như bạn nghĩ?

Chỉ cần vài đồ nghề thô sơ thì cách bắt sâu răng bằng lá tía tô đã có thể tiến hành bởi các thầy lang, nắm lá tía tô rửa sạch vò nát rồi vắt vào một bát nước. Đợi cho nước lá tía tô lắng cặn thì thầy lang dùng xilanh hút một phần nước và nhỏ liên tục vào mắt của bệnh nhân cho đến khi mắt cay xè không còn nhìn rõ được nữa, nước lá tía tô chảy theo đường mắt xuống miệng.

 Sâu răng có chữa được không

Sau khoảng 10 phút, vài vật thể màu trắng từ trong mắt rơi ra mà các thầy lang gọi đó là con sâu răng. Theo như chia sẻ của thầy lang, những bệnh nhân sau khi được thực hiện cách bắt sâu răng bằng lá tía tô sẽ hết nhức răng sau vài ngày.

Nhưng thực tế không phải vậy, mầm mống sâu răng vẫn còn, bệnh tình thì hoàn toàn không thuyên giảm đi. Theo giải thích của các bác sĩ thuộc bệnh viện răng hàm mặt TW thì vật thể màu trắng chui từ trong mắt bệnh nhân không phải là con sâu răng. Tinh dầu lá tía tô nhỏ vào mắt làm kết mạc của mắt phản ứng, do chất tiết nhiều sợi fibrin nên mới tạo thành các sợi dài giống như con sâu.

Bạn hãy đứng trên góc độ khoa học để đánh giá nhé. Để chữa được sâu răng triệt để, chúng ta phải đáp ứng được các yêu cầu:

+ Thứ nhất: Thực hiện nạo sạch vết sâu răng để loại bỏ triệt để được các vi khuẩn gây bệnh.

+ Thứ hai: Ngăn chặn sự xâm lấn của các tác nhân bên ngoài.

+ Thứ ba: Phục hồi chức năng ăn nhai bình thường.

Dựa trên cơ sở khoa học, lá tía tô đều không thể đáp ứng cả 3 yêu cầu trên. Vì vậy cách bắt sâu răng bằng lá tía tô thực sự không phải là một cách chữa sâu răng mà nó còn có thể gây hại đến mắt của bạn.

3. Cách chữa sâu răng HIỆU QUẢ TRIỆT ĐỂ là gì?

Để chữa được bệnh sâu răng triệt để, cách duy nhất là bạn phải cần đến bàn tay của nha sĩ. Hãy đến khám chữa tại các trung tâm nha khoa để bạn có thể nhận được sự tư vấn điều trị tốt nhất từ các bác sĩ.

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô không có tác dụng, nhưng với sự phát triển của khoa học, hiện nay có 2 phương pháp chính để chữa sâu răng là hàn trám răng và bọc răng sứ. Nguyên tắc điều trị sâu răng là bạn nên chữa trị càng sớm càng tốt để bảo tồn được chiếc răng của mình. Chỉ khi răng đã bị vỡ mẻ quá mức, gây viêm tủy, có dấu hiệu lan xuống xương ổ răng thì mới nên nhổ bỏ.


Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu răng của bạn để ngăn chặn sự phát triển của ổ vi khuẩn. Sau đó hàn trám lại để bảo vệ mô răng thật còn lại, phục hồi hình thể của răng và ngăn ngừa các tác nhân xấu xâm lấn từ bên ngoài.

Theo tác nạo sạch vết sâu răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mầm mống gây bệnh, thao tác trám bít vào chỗ răng sâu có tác dụng phục hồi tính thẩm mỹ cho răng, phục hồi chức năng ăn nhai và đặc biệt là ngăn ngừa vi khuẩn từ bên ngoài gây hại cho răng.

Hàn trám răng là một thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Áp dụng khi sâu răng ở mức độ nhẹ. Còn khi sâu răng đã có dấu hiệu lan rộng, ăn vào trong tủy thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn bọc răng sứ. Đây là phương pháp phục hồi răng thẩm mỹ rất hiệu quả.

Tại nha khoa KIM, cách chữa sâu răng được diễn ra an toàn và cho hiệu quả nhanh chóng với ứng dụng công nghệ hàn trám Laser Tech mới nhất hiện nay. Việc điều trị được diễn ra nhanh chóng, cho hiệu quả cao không bị bong bật khi nhai và vô cùng bền chắc, khắc phục được hoàn toàn những khuyết điểm của các thao tác hàn trám cổ điển. Điều này đã được kiểm chứng qua hàng ngàn ca chữa sâu răng tại trung tâm.

Nhổ răng sâu có cần gây tê trước không

Thưa bác sỹ KIM. Em sợ rằng mình đã bị răng sâu nên mong bác sỹ tư vấn giúp bị sâu răng cửa phải làm sao để điều trị triệt để được ạ. Dạo gần đây răng cửa của em trở nên đau nhức khá nhiều ạ, đặc biệt là khi ăn nhai mạnh và thường đau về đêm. Em khi đánh răng có soi gương và nhận thấy giữa hai răng đã có vết màu đen và mòn mất một ít rồi ạ.  Cảm ơn bác sỹ. (Hồng Ngọc – Bắc Ninh).

Trả lời :
Chào bạn Hồng Ngọc !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của “Bị sâu răng cửa phải làm sao để khắc phục?” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.

Sâu giữa 2 răng cửa


Tình trạng răng đau nhức và có xuất hiện vết đen giữa hai răng như bạn mô tả có thể là biểu biện của bệnh lý sâu răng. Răng bị sâu chủ yếu có nguyên nhân do vi khuẩn streptococcus mutans tác động đến chất đường và tinh bột khi mảng bám không được làm sạch tạo ra các axit ăn mòn mô răng. Sâu răng khi không được điều trị kịp thời thì nguy cơ gây ảnh hưởng đến tủy cũng rất cao, khiến tủy bị viêm, đau nhức dữ dội, thậm chí có thể áp xe xương ổ răng và khiến răng bị rụng.

Sâu giữa 2 răng cửa

Thông thường với trường hợp răng bị chớm sâu thì có thể được khắc phục bằng cách tái khoáng lại phần răng sâu. Tuy nhiên, tình trạng răng sâu của bạn đã khá nặng nên không thể thực hiện tái khoáng mà cần phải tiến hành hàn răng hoặc bọc răng sâu.

 Hàn răng thường được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp răng bị sâu với chi phí thấp. Trong đó nạo sạch vết sâu là bước căn bản để làm sạch ổ bệnh gây sâu răng, ngăn ngừa sâu răng tái phát.

Nha sỹ sẽ dùng vật liệu composite để hàn vào chỗ răng sâu nhằm tái tạo lại hình dáng cũng như hạn chế vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm về độ bền và bám dính. Sau một thời gian, chỗ trám sẽ bị bong bật và bạn cần gặp nha sỹ để hàn trám lại.

Răng sâu nhiều có trám được không?

Về độ bền chắc và đảm bảo ăn nhai tốt thì bọc răng sứ sẽ là giải pháp hỗ trợ điều trị răng sâu tốt hơn hàn răng.

 Bọc sứ là cách dùng mão sứ bọc khít vào phần thân răng từ rìa cắn cho đến chân răng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và cũng là cách phục hình cho răng rất tốt. Răng sứ có độ bền rất cao, đảm bảo cho bạn ăn nhai tốt hàng chục năm mà không lo bị bong bật khi ăn nhai như cách hàn trám răng.

Nếu bạn muốn đảm bảo một kết quả điều trị răng sâu tốt thì nên thực hiện bọc sứ thay vì hàn răng thông thường cho dù mức chi phí bọc sứ có cao hơn trám răng.

Sau khi thực hiện điều trị bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, chải răng ngày 2-3 lần, có thể súc miệng nước muối để làm sạch răng miệng và hạn chế viêm nhiễm. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm có độ dai cứng. Nếu tình trạng răng sâu tái phát thì tốt nhất nên đến gặp nha sỹ bởi các phương pháp điều trị dân gian thường không thể điều trị triệt để sâu răng.

Nhổ răng sữa cho trẻ như thế nào cho đúng cách

Thưa bác sỹ KIM. Bác sỹ cho em hỏi một vấn đề ạ. Bé nhà em năm nay lên 5 tuổi, đã mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Gần đây, khi cho cháu đánh răng, em phát hiện thấy có vệt màu hồng ở bàn chải và thấy phần nướu chảy máu. Em lo quá không biết hàm răng của cháu có bị làm sao không. Liệu trẻ em bị chảy máu chân răng như vậy có nguy hiểm không thưa bác sỹ? Mong bác sỹ tư vấn cụ thể giúp ạ. Em cảm ơn! (Hạ Vy – Vinh, Nghệ An).

Trả lời :
Chào bạn Hạ Vy !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc trẻ em bị chảy máu chân răng có nguy hiểm của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.

bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em


Hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em là một trong những biểu hiện của viêm nướu. Ban đầu có thể đã có những tổn thương mô mềm nhưng không được phát hiện sớm nên phát triển thành viêm nướu. Đây hoàn toàn không phải là dấu hiệu của việc thay răng sớm.

Chảy máu chân răng trẻ em

Bé bị chảy máu chân răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không tốt. Khi mảng bám thức ăn tồn tại trên thân răng mà không được làm sạch sẽ phát triển thành cao răng. Vi khuẩn sẽ cư trú trên những mảng bám thức ăn sẽ thải độc tố, tác động đến nướu, làm cho nướu bị viêm. Khi vi khuẩn trên mảng bám tồn tại càng lâu thì nguy cơ tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn càng cao.

Nhổ răng sữa đúng cách

Câu trả lời là có. Chảy máu chân răng là biểu hiện của viêm nướu như đã đề cập. Đây là một trong những bệnh lý răng miệng khá phổ biến kể cả đối với trẻ em.

Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi viêm nhiễm sẽ chuyển sang màu đỏ. Ban đầu có thể chỉ mới là dấu hiện chảy máu chân răng, nhưng dần dần khi không được điều trị phần nướu sẽ sưng to, tách khỏi răng do hình thành những túi mủ bên trong. Đây là tình trạng răng miệng khá nguy hiểm được gọi là viêm nha chu. Khi phần nướu và các tổ chức xung quanh răng bị tách ra, răng có nguy cơ bị lung lay rồi rụng hẳn.

Có khá nhiều cha mẹ cho răng các vấn đề thuộc về răng sữa không nguy hiểm và không cần chữa trị cụ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi răng sữa có ý nghĩa khá quan trọng quyết định đến thế răng vĩnh viễn sau này. Nếu như mắc các bệnh lý răng miệng sớm mà không được điều trị từ khi còn răng sữa thì nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch lạc hoặc dễ gặp các vấn đề răng miệng là không tránh khỏi.

Khi bạn phát hiện các biểu hiện như chảy máu chân răng, nướu sưng thì tốt nhất nên đưa trẻ đến thăm khám tại trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt, tránh tình trạng bệnh tiến triển thành viêm nha chu hay viêm chân răng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bên ngoài để điều trị bởi việc tùy tiện trong điều trị sẽ không đem lại kết quả trị tận gốc, bệnh âm ỉ kéo dài, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Cách nhận biết sâu răng ở trẻ

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng, bởi trẻ vẫn chưa tự ý thức được việc vệ sinh răng miệng. Cách chữa sâu răng cho trẻ em hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng cho trẻ ngay sau đây sẽ giúp hàm răng của bé được chắc khỏe hơn.

1/ Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Để có thể tìm ra cách chữa sâu răng cho trẻ em hiệu quả, trước tiên cấn phải nắm được nguyên nhân gây sâu răng để có cách khắc phục hợp lý. Hầu hết bệnh sâu răng ở trẻ em chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không tốt thêm vào đó đồ ngọt lại là món ăn khoái khẩu của bé, khi các mảng bám thức ăn tồn tại nhiều trên thân răng.

cách chữa sâu răng ở trẻ em

Chính từ đó các mảng bám không được làm sạch đặc biệt là khi chứa nhiều chất đường và tinh bột là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở.

2. Vì sao bạn nên tìm cách chữa sâu răng cho trẻ em?

Ban đầu, sâu răng ở trẻ em chưa có triệu chứng gì rõ nét mà răng chỉ đổi màu, lúc này bạn sẽ chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Cách chữa sâu răng ở trẻ em

Một thời gian sau, lỗ sâu ở răng màu đen xuất hiện, khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào. Đây là giai đoạn tình trạng sâu răng đã diễn ra khá nghiêm trọng. Khi bé bị đau răng sẽ dẫn đến hiện tượng hay quấy khóc, biếng ăn.

Nếu sâu răng không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm tủy răng, thậm chí vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Khi này việc nhổ răng là bắt buộc. Vì thế bạn cần quan tâm trẻ hơn để nắm được tình trạng răng miệng của bé.

Răng sâu lâu ngày không nhổ

Có khá nhiều cha mẹ cho rằng răng sâu, đặc biệt là răng sữa không nhất thiết phải điều trị vì sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bởi răng sữa đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu đời của bé, răng sữa giúp bé ăn nhai dễ dàng, tạo tính thẩm mỹ, phát âm chuẩn và quan trong nhất, răng sữa giúp định hướng mọc răng vĩnh viễn sau này.

Nếu chưa đến tuổi thay răng mà răng sữa bị sâu thì cách chữa sâu răng cho trẻ em lúc này là bắt buộc phải nhổ có thể dẫn đến răng vĩnh viễn của bé sau này bị mọc khấp khểnh, lệch lạc hoặc mọc chậm.

Do đó, khi trẻ sâu răng, việc chữa sâu răng cho bé là hết sức cần thiết, điều này cần thực hiện càng sớm càng tốt và cần có sự tham vấn của các chuyên gia răng miệng.

3. Mách bạn cách CHỮA SÂU RĂNG cho trẻ em hiệu quả 99,9%

♦ Đối với trường hợp răng chớm sâu

Trong trường hợp bệnh sâu răng ở trẻ em mới chớm sâu thì nha sỹ có thể thực hiện biện pháp tái khoáng phần bị sâu cho trẻ tức là dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Biện pháp này khá đơn giản mà không gây đau nhức cho bé.

♦ Trường hợp răng xuất hiện lỗ sâu nhỏ gây đau nhức

Khi lỗ sâu đã hình thành trên răng, gây đau nhức cho trẻ thì cần tiến hành điều trị theo phương pháp khác thay vì tái khoáng. Nha sỹ sẽ nạo sạch vết sâu trên răng và hàn trám để tái tạo lại hình dáng cho răng. Thao tác làm sạch vết sâu sẽ giúp loại bỏ các mô răng bệnh chứa vi khuẩn – nguyên nhân gây đau nhức.

Hàn trám răng với vật liệu composite hoặc amalgam diễn ra khá đơn giản và không xấm đến răng nên không gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt. Nếu hàn răng được thực hiện với công nghệ tốt và bác sỹ có chuyên môn giỏi thì hiệu quả có thể kéo dài khá nhiều năm, đảm bảo ăn nhai tốt cho bé.

Đối với hàm răng của trẻ còn yếu và phát triển chưa đầy đủ nên chỉ cách chữa sâu răng cho trẻ em hiệu quả nhất chỉ có thể là hàn trám mà không thể bọc sứ bởi bọc răng sứ cần mài cùi dễ xâm lấn đến răng thật.

♦ Đối với trường hợp sâu răng ở trẻ em nặng

Trong một số trường hợp khi răng sâu đã ở mức nghiêm trọng, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng thì tốt nhất bạn nên cho bé đến trung tâm nha khoa để nhổ răng sâu, tránh biến chứng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Hiện nay, công nghệ nhổ răng không đau thế hệ mới tại Nha khoa KIM với quy trình nhổ răng diễn ra an toàn và hạn chế đau nhức một cách tối đa. Công nghệ mới không nhổ toàn bộ chân răng với dụng cụ nạy và kìm mà sẽ tác động làm đứt dây chằng nha chu – hệ thống giúp neo giữ chân răng, do đó việc lấy từng phần răng ra được dễ dàng. Thao tác nhổ răng không tác động nhiều đến nướu và xương hàm cùng với thuốc gây tê dạng xịt có hiệu quả cực nhanh, có thể giảm đau nhức tối đa cho bé nên bạn có thể yên tâm.

Nếu nhổ răng là điều bắt buộc nhưng bé lại chưa đến tuổi thay răng, các bác sĩ KIM sẽ có biện pháp điều chỉnh nhờ khí cụ niềng răng trẻ em giúp ổn định răng, định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Như vậy, cách chữa sâu răng cho trẻ em nào tốt nhất và có cần thiết phải nhổ bỏ hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của trẻ sau khi bác sỹ thăm khám chi tiết.

4. Cách phòng tránh sâu răng ở trẻ em quay trở lại

Song song với việc điều trị thì bạn cũng nên để ý hơn đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Trẻ em chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng nên cha mẹ cần có sự hướng dẫn và khuyến khích bé.

+ Lựa chọn bài chải lông mềm và kem đánh răng cho trẻ em, hướng dẫn bé chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Khi bé đươc 3 tuổi thì cũng là lúc cha mẹ có thể tập cho bé thói quen chải răng, ban đầu có thể tập với bàn chải không có kem đánh răng, sau đó các cấp độ có thể thay đổi dần dần.

+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Sau khi ăn các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường cần cho trẻ súc miệng hoặc chải răng thật sạch.

Những điều lưu ý bạn cần biết trước khi nhổ răng cho trẻ

Chào bác sĩ! Bé nhà em năm nay 4 tuổi. Mấy hôm trước bé kêu đau răng, em có quan sát và thấy có hai chiếc răng hàm bị sâu, có rất nhiều vết đen trên đó. Trước kia em cũng đã từng bị sâu răng và phải đi trám. Tuy nhiên, em hơi băn khoăn là liệu trẻ em có nên trám răng hay không vì một thời gian sau là bé cũng thay răng sữa. Bác sĩ cho em lời khuyên ạ! (Minh Tuyết – Ngô Quyền, Hải Phòng).
Trả lời :

Chào bạn Minh Tuyết!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: "Trẻ em có nên trám răng hay không?" của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau:

Trẻ em có nên trám răng

Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn. Bốn tuổi là đang thời kỳ răng sữa, việc hàn răng sẽ giúp hỗ trợ bé ăn nhai tốt hơn. Răng sữa bị sâu mà không điều trị thì bệnh sẽ tiến triển nhanh, tấn công vào mô và men răng gây tổn thương, sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi. Nếu răng sâu không được điều trị sẽ dẫn tới rụng răng sớm và chính răng bị rụng này sẽ dẫn tới sự lệch lạc trong mọc răng vĩnh viễn sau này.

Trẻ em có nên trám răng

Ngoài ra, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch. Ở trẻ em, nếu có răng sữa sâu vẫn nên hàn sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Nhổ răng sữa cho bé nguy hiểm không

Răng vĩnh viễn bên dưới khi mọc lên sẽ làm tiêu gốc răng sữa bên trên làm răng sữa lung lay và rụng đi. Hiện tượng tiêu chân răng ở răng sữa là hiện tượng sinh lý bình thường. Như vậy, khi răng sữa bị sâu vẫn cần hàn răng sâu. Nhưng khi khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi các cháu, các kết quả khám để quyết định xem có cần hàn, điều trị hay có thể nhổ luôn.

trám răng cho bé


Trám bít hố rãnh là một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng hữu hiệu ở trẻ em. Do đó, việc băn khoăn trẻ em có nên trám răng không là không cần thiết. Tuy nhiên để làm tăng tính hiệu quả của biện pháp này thì sau khi trám bít phải cho trẻ tái khám định kỳ sáu tháng một lần để phát hiện và trám lại miếng trám bị bong.

Công nghệ trám răng Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 mà Nha khoa KIM áp dụng được các chuyên gia nha khoa thẩm mỹ khuyên sử dụng trong các trường hợp muốn hàn răng sâu một cách hiệu quả. Sau khi bé được hàn răng, khả năng ăn nhai sẽ được phục hồi và khắc phục hoàn toàn triệu chứng đau nhức, ê buốt. Miếng trám sau khi hàn đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường mà không bị bong tróc hay xỉn màu nhanh.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến trẻ em có nên trám răng hay không, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa KIM theo các thông tin đi kèm dưới đây, các bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn một cách tận tình nhất.
Được tạo bởi Blogger.