Nhổ răng sâu có cần gây tê trước không

Thưa bác sỹ KIM. Em sợ rằng mình đã bị răng sâu nên mong bác sỹ tư vấn giúp bị sâu răng cửa phải làm sao để điều trị triệt để được ạ. Dạo gần đây răng cửa của em trở nên đau nhức khá nhiều ạ, đặc biệt là khi ăn nhai mạnh và thường đau về đêm. Em khi đánh răng có soi gương và nhận thấy giữa hai răng đã có vết màu đen và mòn mất một ít rồi ạ.  Cảm ơn bác sỹ. (Hồng Ngọc – Bắc Ninh).

Trả lời :
Chào bạn Hồng Ngọc !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của “Bị sâu răng cửa phải làm sao để khắc phục?” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.

Sâu giữa 2 răng cửa


Tình trạng răng đau nhức và có xuất hiện vết đen giữa hai răng như bạn mô tả có thể là biểu biện của bệnh lý sâu răng. Răng bị sâu chủ yếu có nguyên nhân do vi khuẩn streptococcus mutans tác động đến chất đường và tinh bột khi mảng bám không được làm sạch tạo ra các axit ăn mòn mô răng. Sâu răng khi không được điều trị kịp thời thì nguy cơ gây ảnh hưởng đến tủy cũng rất cao, khiến tủy bị viêm, đau nhức dữ dội, thậm chí có thể áp xe xương ổ răng và khiến răng bị rụng.

Sâu giữa 2 răng cửa

Thông thường với trường hợp răng bị chớm sâu thì có thể được khắc phục bằng cách tái khoáng lại phần răng sâu. Tuy nhiên, tình trạng răng sâu của bạn đã khá nặng nên không thể thực hiện tái khoáng mà cần phải tiến hành hàn răng hoặc bọc răng sâu.

 Hàn răng thường được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp răng bị sâu với chi phí thấp. Trong đó nạo sạch vết sâu là bước căn bản để làm sạch ổ bệnh gây sâu răng, ngăn ngừa sâu răng tái phát.

Nha sỹ sẽ dùng vật liệu composite để hàn vào chỗ răng sâu nhằm tái tạo lại hình dáng cũng như hạn chế vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm về độ bền và bám dính. Sau một thời gian, chỗ trám sẽ bị bong bật và bạn cần gặp nha sỹ để hàn trám lại.

Răng sâu nhiều có trám được không?

Về độ bền chắc và đảm bảo ăn nhai tốt thì bọc răng sứ sẽ là giải pháp hỗ trợ điều trị răng sâu tốt hơn hàn răng.

 Bọc sứ là cách dùng mão sứ bọc khít vào phần thân răng từ rìa cắn cho đến chân răng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và cũng là cách phục hình cho răng rất tốt. Răng sứ có độ bền rất cao, đảm bảo cho bạn ăn nhai tốt hàng chục năm mà không lo bị bong bật khi ăn nhai như cách hàn trám răng.

Nếu bạn muốn đảm bảo một kết quả điều trị răng sâu tốt thì nên thực hiện bọc sứ thay vì hàn răng thông thường cho dù mức chi phí bọc sứ có cao hơn trám răng.

Sau khi thực hiện điều trị bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, chải răng ngày 2-3 lần, có thể súc miệng nước muối để làm sạch răng miệng và hạn chế viêm nhiễm. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm có độ dai cứng. Nếu tình trạng răng sâu tái phát thì tốt nhất nên đến gặp nha sỹ bởi các phương pháp điều trị dân gian thường không thể điều trị triệt để sâu răng.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.