Hiển thị các bài đăng có nhãn tram-rang-tham-my. Hiển thị tất cả bài đăng

Khi trám răng có cần lấy tủy không ?



Thưa bác sỹ! Cháu có một cái răng hàm bị sâu muốn trám lại nhưng đang băn khoăn không biết có phải diệt tủy không. Cháu nghe nói việc điều trị tủy này sẽ làm răng yếu đi nên cũng hơi lo. Vậy bác sỹ có thể tư vấn cho cháu rõ khi nào trám răng có cần lấy tủy không ạ? (Minh Hiếu – Hà Đông, Hà Nội).




Trả lời :

Chào bạn Minh Hiếu!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Khi nào trám răng không cần lấy tủy?” của bạn, xin được giải đáp cụ thể như sau:


Khi nào có thể trám răng không cần lấy tủy?
Trước tiên việc hàn trám để điều trị răng sâu là điều cần thiết và chắc chắn phải thực hiện. Khi một lỗ hổng xuất hiện trên răng (bề mặt nhai hay thân răng…) có nghĩa là các tác nhân vi khuẩn sinh dưỡng hidratcarbon phản ứng với axit gây xói mòn cấu trúc men răng.
răng sứ kim loại có tốt không
Thêm chú thích


>>Xem thêm:
bọc răng sứ có nên lấy tủy không?

Hàn răng sẽ bắt đầu với việc loại bỏ hết phần mô ngà bị nhiễm vi khuẩn gây sâu răng. Bề mặt khoang sâu trên răng được làm sạch bằng dung dịch axit etchant, hòa tan bề mặt khoáng chất tại khoang sâu để sẵn sàng cho việc đưa dung dịch trám vào lỗ sâu. Khi dung dịch lỏng được đưa vào sẽ dần dần đông đặc lại dưới tác dụng ánh sáng, thông thường là Halogen và kết dính với lớp ngà răng thật. Phần chất liệu trám được tạo hình chuẩn khít với khớp cắn, phục hình lại răng nguyên vẹn. Thông tin về các vật liệu hàn trám

Khi nào có thể trám răng không cần lấy tủy?

Quy trình trám răng này cũng là bước cuối cùng cho việc điều trị tủy. Với các răng bị viêm tủy cần phải nội nha lấy tủy, phần ống tủy sau khi đã được làm sạch vi khuẩn và rút tủy cũng được trám bít lại tương tự theo quy trình kể trên. Vì vậy nhiều người thường cho rằng cứ trám răng là phải lấy tủy trước đó.


Tuy nhiên hoàn toàn không phải vậy. Nếu răng sâu nhưng chưa ăn vào tủy, tủy răng không bị viêm thì không cần thiết phải điều trị tủy rồi mới trám răng. Trong trường hợp sâu quá nặng, có những triệu chứng như răng nhạy cảm thường xuyên, có những cơn đau sắc nét và buốt đến tận óc, nhói dọc theo thân răng thì rất dễ là tủy đã viêm cần phải lấy tủy.


Chính vì vậy, để xác định chính xác trong trường hợp của bạn trám răng không cần lấy tủy hay cần thiết phải điều trị tủy thì bạn nên trực tiếp đến trung tâm.

Quá trình hóa cứng vật liệu trám bằng laser có thể đạt được những ưu điểm vượt trội và khắc phục tối đa những nhược điểm thường gặp nhất mà các kỹ thuật trước đó không thể tạo ra được. Mong rằng bạn sẽ có hàm răng trắng sáng hơn.


Được tạo bởi Blogger.