Hiển thị các bài đăng có nhãn hàn trám răng thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Sâu răng lâu ngày không nhổ có sao không ?

Sâu răng là lỗ sâu trên bề mặt của răng do các vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó sâu răng lâu ngày không được điều trị kịp thời sẽ gây việm tủy răng, chết tủy, ,..gây hôi miệng, làm mất thẩm mỹ. Vậy sâu răng lâu ngày không nhổ có sao không ?

Răng bị sâu có nghĩa là răng bị hỏng hoặc bị vỡ hết chỉ còn chân răng. Nhưng dù răng bạn bị sâu hay bị vỡ thì bạn cũng nên đi điều trị chứ không thể cố tình để mãi như vậy được đâu nhé. Hệ lụy do răng sâu gây ra sau này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng của bạn và tới sức khỏe của các bộ phận khác nữa đấy nhé.

Sâu răng lâu ngày không nhổ có sao không ?
Sâu răng lâu ngày không nhổ có sao không ?


Răng hàm sâu không điều trị có nguy hiểm ?


Khi răng bị sâu bạn không chữa trị thì vi khuẩn cứ thế mà từ từ ăn sâu vào bên trong một cách âm thầm. Các vi khuẩn cứ thế đi theo phần tủy mềm vào phần xương bên dưới và ăn lan sang các răng cũng như nướu lợi xung quanh gây cho bạn những cơn đau nhức bất chợt.

Răng hàm sâu không điều trị có nguy hiểm ?
Răng hàm sâu không điều trị có nguy hiểm ?

Sâu răng là một trong những căn bệnh nguy hiểm của răng miệng, nó phát triển âm thầm, chậm chạp và không dễ nhận biết. Tới khi nó gây ra những cơn đau là lúc bệnh đã phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng. Các dịch mủ hình thành và âm thầm nằm sâu dưới chân răng chờ tới khi thể trạng của bạn đi xuống do sức khỏe yếu hoặc do stress…thì nó sẽ bắt đầu phát triển gây nên các cơn đau cấp như áp – xe cấp, viêm tủy cấp hay viêm mô tế bào cấp…
sau rang co chua khoi duoc khong

Lâu ngày bệnh sâu răng sẽ gây nên tình trạng mất răng, viêm tủy nặng hơn nữa là gây tiêu xương…ảnh hưởng rất nặng tới tình trạng sức khỏe của bạn. Bởi những lí do đó mà bạn nên đi điều trị tình trạng sâu răng sớm và không thể cố tình để tình trạng này kéo dài mãi được. 

Trước sau gì thì bạn cũng phải đi chữa, vậy thì vì sao khi còn nhẹ mình không đi chữa hiệu quả nhỉ. Bởi khi còn ở mức độ nhẹ các khâu thăm khám điều trị hiệu quả sẽ nhanh, đơn giản và chi phí cũng khá nhẹ nhàng khi sâu răng đã phát triển nặng. Khi đó chi phí cho một ca điều trị sâu răng sẽ rất cao, hơn nữa các khâu xử lý và điều trị càng phức tạp hơn.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến sâu răng lâu ngày không chữa có sao không hoặc các vấn đề răng miệng khác, có thể liên hệ với Nha khoa KIM theo hotline 1900.6899 để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất!

Hàn răng sữa cho trẻ

Việc duy trì răng sữa cho trẻ là điều cần thiết để đảm bảo cho việc phát triển hàm và định hướng cho răng phát triển sau này. Vì vậy khi răng sữa bị sâu nên hàn răng sữa cho trẻ hay nên nhổ bỏ là điều khiến nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu.


Răng sữa bị sâu có nên hàn lại cho trẻ không?


Theo lý thuyết, bất cứ răng nào bị sâu cũng nên hàn trám lại để khôi phục răng về chức năng cũng như thẩm mỹ.

Đây là vấn đề không cần phải cân nhắc nếu là sâu răng vĩnh viễn. Riêng với răng cửa, thực tế băn khoăn răng sữa bị sâu có nên hàn là chính bởi cho rằng răng này sẽ được thay thế nên không cần phải quá coi trọng.

Hàn răng sữa cho bé bị sâu toàn không đau
Hàn răng sữa cho bé bị sâu toàn không đau

Xét cho cùng, suy nghĩ cũng khá hợp lý khi mà chiếc răng sữa đó đã sắp đến thời điểm rụng để được thay bằng răng vĩnh viễn. Nhưng nếu là chiếc răng sữa bị sâu sớm, khi mà còn nhiều năm nữa mới rụng đi thì việc để mặc chiếc răng sâu lại hoàn toàn không nên.

Con bạn chỉ mới 3 tuổi, răng hàm là răng ăn nhai quan trọng chỉ được thay chiếc đầu tiên khi trẻ khoảng 9 – 10 tuổi. Răng cửa có vai trò thẩm mỹ, chỉ được thay chiếc đầu tiên khi trẻ 7 – 8 tuổi. Như vậy, con bạn còn cần đến những chiếc răng sữa bị sâu này trong ít nhất là 4 – 5 năm nữa. Khoảng thời gian này đủ để răng sữa bị phá hủy nặng và gây đau nhức cho bé. Bởi vậy, việc hàn trám là cần thiết, không nên vì băn khoăn hàn răng sữa cho bé mà chần chừ để tình trạng sâu răng của bé nặng hơn.

Tác hại của răng sâu ở trẻ


Tình trạng này sẽ gây ra đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân, việc ăn nhai khó khăn hơn do cảm giác ê buốt và nhạy cảm răng khi bị lực nhai đè lên mặt răng sâu. Khi đó là các ống ngà trong ngà răng bị kích thích mới gây nên cảm giác như vậy.

Nếu hàn trám thì trước đó, bé sẽ được điều trị lấy hết mô răng sâu để tránh bị đau nhức. Sau đó mới thực hiện hàn trám lại để phục hồi răng đồng thời ngăn ngừa tái phát răng sâu. Sau hàn trám, chiếc răng của bé sẽ ăn nhai được bình thường nên bạn có thể yên tâm.

Nếu như còn thắc mắc nào cần được tư vấn về vấn đề răng sữa bị sâu nên hàn răng sữa cho trẻ hay nên nhổ thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM để các bác sĩ có thể trực tiếp tư vấn cho bạn.

Giá nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu ?

Thông thường một chiếc răng sữa mọc lên và sau vài năm chân răng sẽ tiêu dần và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu răng sữa bị sâu, hỏng sớm thì nhổ bỏ là việc cần thiết. Tuy nhiên, giá nhổ răng sữa bao nhiêu tiền vẫn là mối quan tâm của nhiều phụ huynh khi đưa trẻ đi điều trị.


Hệ răng sữa ở trẻ em là gì?


Hệ răng sữa ở trẻ em : là bộ răng tạm thời, bất đầu mọc lúc khoảng 6 tháng tuổi và mọc đầy đủ lúc khoảng 24-36 tháng tuổi . Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái , bao gồm : 8 răng cửa sữa, 4 răng nanh sữa, 8 răng cối sữa . Tuy chúng chỉ có 20 cái và là bộ răng tạm thời, chúng chỉ tồn tại trong miệng trong khoảng thời gian ngắn .

Chức năng quan trọng của hệ răng sữa:

– Tiêu hóa : bộ răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai, nghiền nát .
– Giữ khoảng : chức năng thứ hai được biết đến của răng sữa là giữ khoảng ( giữ chỗ ) trên cung hàm cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Đồng thời các răng sữa này cũng sẽ hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc lên trong thời kì thay răng.
– Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm : nhờ có các răng sữa, bé có thể cắn xé và nhai nghiền thức ăn – chính những động tác này góp phần vào việc làm cho xương hàm và xương mặt phát triển
– Phát âm : nếu như có sự mất sớm các răng sữa phía trước ( răng của sữa và răng nanh sữa ), có thể ảnh hưởng và gây khó khăn cho sự phát âm trong khi trẻ nói chuyện và học ngoại ngữ . Thí dụ : khó phát các âm như “ph” , “v”, “s”, “f”, ” z”, “th” trong lúc học tiếng Anh
– Thẩm mỹ : hệ răng sữa còn giữ chức năng thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ . Khi trẻ tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi nói chuyện, làm cho sự phát âm của trẻ bị ảnh hưởng

Hệ răng sữa của trẻ nắm giữ nhiều chức năng quan trọng

Hệ răng sữa của trẻ nắm giữ nhiều chức năng quan trọng

Mặc dù răng sữa có những công dụng lớn lao như vậy, tuy nhiên răng sữa lại rất dễ bị sâu và sự tiến triển sâu răng trên răng sữa diễn ra rất nhanh, do vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc răng cho trẻ.


Sâu răng sữa phát triển như thế nào?


Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em. Trong miệng, có rất nhiều vi khuẩn. Hàng trăm vi khuẩn khác nhau sống trên bề mặt của răng, lợi, lưỡi và những nơi khác trong miệng. Một số trong đó đó là những vi khuẩn tốt. Nhưng một số khác lại có hại cho sức khỏe răng miệng và gây sâu răng.

Sâu răng sữa phát triển như thế nào?
Sâu răng sữa phát triển như thế nào?

Sâu răng là kết quả của một quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn để sản sinh ra a-xít. Theo thời gian, những a-xít này sẽ làm mất khoáng hóa tổ chức cứng và tạo ra những lỗ sâu trên răng.

Tần suất sử dụng đường giữa các bữa ăn là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng, chứ không phải là lượng đường sử dụng. Trẻ thường xuyên ăn vặt và uống các sản phẩm có đường thì nguy cơ sâu răng càng cao. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây sâu răng như: giảm tiết nước bọt ở trẻ, trẻ ngậm cơm, bú bình, vệ sinh răng miệng kém.


Khi nào nên thay răng sữa cho bé?


Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:

STT Thú tự thay răng sữa Độ tuổi bé thay răng

1 Răng cửa giữa 5-7 tuổi
2 Răng cửa bên 7-8 tuổi
3 Răng hàm sữa thứ nhất 9-10 tuổi
4 Răng nanh sữa 10-11 tuổi
5 Răng hàm sữa thứ hai 11-12 tuổi


Khi nào nên thay răng sữa cho bé ?
Khi nào nên thay răng sữa cho bé ?

Răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Giá nhổ răng sữa bao nhiêu?

Giá nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền ?
Giá nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền ?


Hiện nay, tại Nha Khoa KIM, giá nhổ răng sữa được áp dụng như sau:

NHA KHOA TRẺ EM ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Nhổ răng sữa lung lay Răng 50.000
Nhổ răng sữa chích tê Răng 100.000
Trám phòng ngừa Răng 100.000
Trám răng sữa Răng 100.000
Điều trị tủy răng trẻ em (răng trước) Răng 300.000
Điều trị tủy răng trẻ em (răng sau) Răng 500.000
Cạo vôi đánh bóng cho trẻ em Liệu trình 150.000
(Bảng giá tham khảo)

Sỡ dĩ có sự chênh lệch này là vì có 2 trường hợp:

– Trường hợp nhổ răng sữa bình thường mà không gây tê thì giá nhổ răng sữa sẽ là 50.000 đồng.

– Trường hợp nhổ răng nhưng có gây tê thì giá tiền sẽ là 200.000 đồng.

Tại Nha Khoa KIM, trước khi nhổ răng sữa, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể cho bé cùng với sự đồng ý của phụ huynh rồi mới thực hiện nhổ răng sữa. Trường hợp gây tê đối với những trẻ có mức ngưỡng chịu đau thấp, bé sợ đau và tùy vào sự quyết định của bố mẹ yêu cầu thì bác sĩ sẽ thực hiện gây tê khi nhổ răng sữa. 

Vì vậy, trước khi quyết định cho trẻ áp dụng phương pháp nào, bạn cần đưa bé đến thăm khám một cách kỹ lưỡng. Thông qua đó, bạn cũng sẽ biết được chính xác mức giá nhổ răng sữa bao nhiêu tiền trong trường hợp của con mình.

Hàn răng sâu cho trẻ em

Khi ở độ tuổi còn răng sữa, trẻ thường mắc phải tình trạng sâu răng, răng bị mẻ vỡ. Vậy trong thời gian này có nên hàn răng sâu cho trẻ hay không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh.


Có nên hàn răng sâu cho trẻ?


Răng sâu là tình trạng răng bị phá hủy men răng và ngà răng. Mức độ phá hủy sâu tới men hay ngà sẽ phụ thuộc vào mức độ sâu răng nặng hay nhẹ.

Thông thường, khi răng gặp phải các vấn đề về thẩm mỹ hoặc gặp phải tình trạng sâu răng phá hoại, hàn răng là giải pháp hiệu quả để điều trị và khôi phục nét thẩm mỹ.

Có nên hàn răng sâu cho trẻ hay không ?

Có nên hàn răng sâu cho trẻ hay không ?


Các bậc phụ huynh cần biết, đối với trẻ, răng sữa có vai trò định hướng mọc cho răng vĩnh viễn. Đây là những chiếc răng có vai trò quan trọng trong suốt 10 năm đầu đời của trẻ. Chỉ khi răng sữa phát triển đúng hướng, răng vĩnh viễn mới có khả năng mọc đều, đẹp về sau. Nếu răng sữa bị nhổ sớm do sâu răng, lỗ nhổ răng đó sẽ bị bít lại sớm, về lâu dài sẽ cứng chắc khiến mầm răng vĩnh viễn mọc lên gặp khó khăn, mọc chậm và có thể mọc lệch.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị sâu răng dẫn đến rụng răng sữa quá sớm, chức năng ăn nhai sẽ gặp nhiều khó khăn, khiến trẻ tiêu hóa kém, khó hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời, về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

Do đó, nếu gặp phải trường hợp răng sữa bị sâu, tốt nhất, bạn nên tiến hành hàn răng sữa cho bé. Việc hàn răng sẽ khắc phục tốt các tình trạng bệnh lý, đồng thời giúp răng sữa phát triển bình thường, đảm bảo định hướng cho răng vĩnh viễn về sau.

Đưa trẻ đi thăm khám và tiến hành hàn răng để đảm bảo sức khỏe và một hàm răng đều đẹp về sau
Đưa trẻ đi thăm khám và tiến hành hàn răng để đảm bảo sức khỏe và một hàm răng đều đẹp về sau


Hàn răng có bé được thực hiện như thế nào?


Hàn răng tuy không phải là một phương pháp phức tạp, tuy nhiên, với sự tác động trực tiếp đến răng khi trẻ còn quá nhỏ, hàn răng sữa cho bé cần được đảm bảo thực hiện bằng một quy trình khoa học và an toàn.

Tại đại chỉ hàn răng cho bé – Nha khoa KIM, hàn răng cho bé được thực hiện bằng quy trình như sau:

Bước 1: Thăm khám

Trẻ được thăm khám một cách cụ thể để các bác sĩ xác định tình trạng răng.

Trẻ được thăm khám để xác định chính xác tình trạng răng
Trẻ được thăm khám để xác định chính xác tình trạng răng

Bước 2:
 Vệ sinh răng miệng và gây tê

Trước khi thực hiện hàn răng, trẻ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và gây tê với một liều lượng vừa phải để đảm bảo trẻ không cảm thấy đau nhức trong quá trình hàn răng.

Vệ sinh răng miệng trước khi hàn răng cho bé
Vệ sinh răng miệng trước khi hàn răng cho bé

Bước 3: Hàn răng cho bé

Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tiến hành hàn răng trong phòng khám hiện đại, an toàn.

Tại Nha khoa KIM, hàn răng được thực hiện trong phòng khám an toàn
Tại Nha khoa KIM, hàn răng được thực hiện trong phòng khám an toàn

Bước 4: Tư vấn sau khi hàn răng cho bé

Chỉ sau 10 – 20 phút, việc hàn răng cho bé sẽ hoàn tất. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh cách đảm bảo chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng cho trẻ, để có thể duy trì kết quả hàn răng cao nhất.

Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách để duy trì kết quả hàn lâu dài
Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách để duy trì kết quả hàn lâu dài

Chi phí hàn răng cho bé


Tại Nha khoa KIM, chi phí hàn răng cho bé được áp dụng như sau:

1. KHÁM NHA KHOA TỔNG QUÁT

DỊCH VỤ KHÁM BỆNH ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Khám tổng quát, kê đơn Lần MIỄN PHÍ
Chụp X Quang quanh răng 1 Phim MIỄN PHÍ
Chụp phim Panorama 1 Phim 100.000
Chụp phim Cephalometric 1 Phim 100.000
Chụp phim ConeBeam CT 3D 1 Phim 250.000


2. HÀN TRÁM RĂNG

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Trám răng Sealant phòng ngừa 1 răng 100.000
Trám răng sữa 1 răng 100.000
Trám răng (Hàn răng) bằng Amalgam 1 răng 100.000
Trám răng (Hàn răng) bằng Fuji 1 răng 150.000
Trám răng (Hàn răng) bằng Composite loại 1 1 răng 200.000
Trám răng (Hàn răng) bằng Composite loại 2 1 răng 350.000
Tái tạo răng thẩm mỹ bằng Composite 1 răng 500.000
Trám cổ răng 1 răng 250.000
( Miễn phí chụp phim khi thực hiện điều trị )


Như vậy, chi phí hàn răng cho bé nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng cụ thể của bé. 

Tốt nhất, bạn nên đưa trẻ đến trực tiếp tại bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám một cách cụ thể, từ đó đưa ra những tư vấn hợp lý. 

Hi vọng với những chia sẻ trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh về có nên hàn răng sâu cho trẻ hay không. Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề trên bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn.

Được tạo bởi Blogger.