Chăm sóc răng miệng trẻ khi vừa nhổ răng xong

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những bí quyết chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé lúc này cũng như về sau khi đã trưởng thành. Sau khi nhổ răng sữa cho trẻ em, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng về việc chăm sóc. 

Chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa
Trước tiên các bậc phụ huynh cần nắm rõ được những trường hợp nào thì bé cần phải nhổ răng sữa. Cụ thể như sau:
Một là, những răng sữa mọc lên những khiến cho đứa trẻ phải chịu cảnh đau nhức nhiều lần. Với trường hợp như vậy thì cần phải nhổ răng sữa đi để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh của đứa trẻ.

Hai là, trường hợp răng sữa bị nhiễm trùng ở kẽ răng hoặc ở chân răng cũng cần phải nhổ đi.

Ba là, răng sữa bị hư tủy, bị viêm cement cấp, bị nhiễm khuẩn xuống đến vùng răng trưởng thành hoặc là răng sữa bị nhiễm ở chóp răng cũng là trường hợp được bác sĩ chỉ định phải nhổ răng.

Vậy còn những trường hợp nào thì các bậc phụ huynh không nên cho bé nhổ răng sữa? Đó là:

Một là, đứa trẻ đang bị viêm lợi mà đặc biệt là bị viêm lợi vincent.

Hai là, đứa trẻ đang bị bệnh tim bẩm sinh hoặc những bệnh về máu làm xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài hoặc rất dễ bị nhiễm trùng sau khi nhổ. Đối với những trường hợp này thì không được nhổ răng nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Ba là, khi đứa trẻ bị thấp khớp cấp hoặc là những bệnh lý liên quan về gan, nếu như muốn nhổ răng sữa thì phải cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.

Bốn là, khi đứa trẻ mắc phải những khối u ác tính, bị sốt bại liệt, đứa trẻ bị bệnh truyền nhiễm. Đối với những trường hợp bị mắc bệnh như vậy thì rất dễ xảy ra những biến chứng do bị nhiễm độc ở ổ răng nên không nên nhổ răng.

Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng sữa các bậc phụ huynh cũng cần chú ý:

Một là, bố mẹ cần cho bé nhà mình thư giãn và uống thuốc chống viêm nhiễm đúng như toa thuốc mà bác sĩ kê. Đồng thời phải đưa trẻ đi tái khám tại phòng khám nha khoa chỉ sau một tuần để kiểm tra và cắt chỉ.

Hai là, phải thường xuyên nhắc nhở trẻ không được mút hay chép miệng. Điều này nhằm giúp cho vùng răng mới nhổ sẽ không bị tổn thương và cũng như không bị chảy máu.

Ba là, bố mẹ không được cho trẻ ăn kẹo bánh và đồ ăn ngọt.

Bốn là, tránh cho trẻ không được nhai đá và thức ăn cứng cũng như quá nóng hay quá lạnh. Thay vào đó, trẻ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo hay súp.
Năm là, khuyên trẻ nên uống nhiều nước kết hợp cùng với việc đánh răng sạch sẽ hằng ngày.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.