Cao răng là gì? Cao răng hình thành từ đâu

Mọi nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng nghiêm trọng đều xuất phát từ cao răng. Vậy cao răng là gì ?, việc hình thành cao răng là từ đâu. Theo dõi bài viết này để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

1. Cao răng là gì?

Cao răng là hợp chất lắng cặn cứng của một loạt các thành phần gồm: muối vô cơ (canxi carbonat và phốt phát), cặn mềm (mảnh vụn thức ăn), các chất khoáng trong miệng, xác các tế bào biểu mô, vi khuẩn và lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu.

Cao răng là gì 5 thông tin chuẩn xác và không thể bỏ qua 2Lấy cao răng là gì, tại sao cần phải lấy cao răng?

2. Đặc điểm nhận dạng cao răng là gì?

Cao răng là gì không quá khó để nhận biết khi nó xuất hiện trên răng. Cao răng thường có màu vàng nhạt, đậm hoặc màu nâu đen.

Cao răng thường bám ở mép lợi và rất cứng chắc, không dễ lấy cao răng đi bằng cách chải răng thông thường. Cao răng sẽ dày lên từng ngày nếu không được làm sạch kịp thời.

cao răng là gì
Cao răng là gì ?

>> Bị chảy máu chân răng khi đánh răng

>> Tac dung cua lay cao rang

3. Phân loại cao răng

Cao răng là gì? Cao răng có 2 loại chính là:cao răng thường và huyết thanh. Sự biến thể từ cao răng thường sẽ chuyển thành cao răng huyết thanh. Cụ thể là khi cao răng thường bám chắc trên răng, gây viêm lợi, vùng bị viêm này sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu này sẽ ngấm ngược lại vào cao răng và tạo cho cao răng màu nâu đỏ. Đó gọi là cao huyết thanh.

4. Cao răng hình thành như thế nào?

Khi chúng ta ăn uống, khoảng 15 phút sau sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Màng này không cứng chắc và có thể được lấy sạch bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng nếu không được làm sạch, vi khuẩn sẽ tích tụ dày lên và cứng chắc hơn tạo thành cao răng khó làm sạch.

Lấy cao răng là gì? – Cao răng được lấy bằng dụng cụ cầm tayLấy cao răng là gì? – Cao răng được lấy bằng dụng cụ cầm tay

5. Lấy cao răng là gì? – Tại sao nên lấy cao răng?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia nha khoa Thế giới, khoảng 70% trọng lượng của cao răng là vi khuẩn. So sánh dễ hiểu nhất là cứ khoảng 1mg mảng bám (kích thước bằng đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Do đó, sức tàn phá men răng của cao răng là rất lớn, có thể dẫn đến một loạt các bệnh như viêm lợi, nha chu, sâu răng, viêm chóp, chảy máu chân răng, viêm tủy, hôi miệng, ê buốt răng, răng lung lay, tiêu xương, tụt nướu, dài chân răng,…

6. Lấy cao răng bằng phương pháp nào?

Để lấy cao răng, có thể dùng dụng cụ cầm tay hoặc có thể dùng biện pháp siêu âm, thổi cát để làm bong mảng bám trên răng.

– Dụng cụ cầm tay lấy cao bằng cách tạo lực bẩy nạy để tách mảng bám cao răng ra khỏi bề mặt răng. Cách này thủ công và khó kiểm soát lực nên dễ làm tổn thương đến men răng cũng như nướu.

– Thổi cát là hình thức dùng máy thổi cát mịn lên phần mặt răng cao răng giúp bong cao răng. Nhưng cát có thể tạo lỗ trên men răng khiến cho men răng sau khi lấy có khả năng sẽ bị ê buốt, nhiễm màu.

– Siêu âm cao răng là hình thức sử dụng tần số sóng siêu âm để làm rung tách mảng báo cao răng. Cách này không gây tổn thương men và nướu răng. Vậy lấy cao răng có đau không?

Việc lấy cao răng chính là phương pháp hoàn hảo nhất để loại bỏ mọi vấn đề răng miệng. Hãy nhanh chóng tìm cho mình địa chỉ nha khoa uy tín nhất để chăm sóc răng miệng nhé.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.