Trám răng xong nên ăn gì

Câu hỏi:

Thưa bác sỹ . Em có hai chiếc răng hàm dưới bị sâu nặng nên định đi trám nhưng nghe nói trám xong phải giữ gìn và không ăn uống ngay được. Bác sỹ tư vấn giúp em là ăn gì khi trám răng xong ạ. (Minh Châu – Hà Nội).

Trả lời :
Chào bạn Minh Châu !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Sau khi trám răng có thể ăn nhai ngay được không?” của bạn,  xin được giải đáp cụ thể như sau.
Hãy chú trọng đến việc trám răng xong nên ăn gì để duy trì kết quả trám lâu dài
Răng hàm dưới bị sâu bạn Minh Châu có thể khắc phục bằng cách hàn răng. Đây là phương pháp khá phổ biến trong nha khoa điều trị răng sâu, răng bị vỡ, mẻ. Hiện nay, có hai kỹ thuật phổ biến trong hàn trám răng: trám trực tiếp bằng vật liệu composite, amangam hoặc trám gián tiếp Inlay/Onlay.
+ Cách hàn trám răng trực tiếp với composite hay amangam thao tác khá đơn giản khi nha sỹ nạo sạch vết sâu và tiến hành trám bít trực tiếp vật liệu lên phần răng sâu bằng phản ứng polimer hóa từ các hạt monomer dưới tác dụng của ánh sáng đèn laser hoặc halogen gọi là phản ứng quang trùng hợp, giúp cho chỗ trám đông cứng và có độ bám chắc vào bề mặt răng. Sau khi chiếu đèn laser khoảng 20-40 giây thì chỗ trám có độ cứng rất cao, gần như răng thật nên đảm bảo ăn nhai tốt.
+ Với kỹ thuật trám Inlay/Onlay thì thao tác trám có phần phức tạp hơn khi cần nạo sạch vết sâu, tạo xoang trám, nha sỹ sẽ lấy dấu răng và gửi thông số về labo để chế tạo miếng trám bằng sứ, sau đó mới gắn miếng trám trở lại trên chỗ răng bị sâu.
 Sau khi trám có thể ăn nhai ngay không?
Về cơ bản, sau khi trám răng sâu xong theo kỹ thuật trám trực tiếp, tốt nhất bạn không nên ăn nhai trong vòng 2h đồng hồ để cho vết trám có độ đông cứng tốt nhất. Nếu thực hiện trám Inlay/Onlay tức thì bạn có thể ăn nhai được ngay mà không cần chờ đợi lâu để chỗ trám đông cứng.
Tuy nhiên, sau khi trám việc ăn nhai cũng cần hết sức lưu ý. Hạn chế các thức ăn quá cứng hoặc dai, các thức ăn chứa nhiều màu có thể làm bong bật chỗ trám, đặc biệt là trám với vật liệu composite. Khi chải răng cũng cần có sự lựa chọn bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng vừa để giảm những tác động lên chỗ trám và tránh làm tổn hại, bào mòn phần men răng rất mỏng bên ngoài.
Hàn trám theo cách trực tiếp thường có độ bền không cao và có thể bị bong bật khi ăn nhai mạnh do sự giãn nở của vật liệu trám. Muốn gia tăng được độ bền của vết trám thì yếu tố công nghệ sẽ có ý nghĩa quyết định.
+ Laser Tech hạn chế tối đa tình trạng bong tróc vết trám do tăng cường tính tương thích giữa bề mặt trám và vật liệu trám với các chân bám cố định. Công nghệ có thể khắc phục tối đa tình trạng khe hở rỗng giữa miếng trám với mô răng thật nên đảm bảo không bị giắt nhét thức ăn, không thấm nước gây cong vênh miếng trám
Công nghệ mới hoàn toàn không xâm lấn đến cấu trúc của răng, do đó không làm tổn hại đến men răng, giúp cho quá trình trám không có cảm giác ê nhức.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.