Đau răng khôn khi mang thai nên làm sao?



CÂU HỎI:Chào bác sĩ, em bị đau răng khôn khi mang thai, em có ý định nhổ bỏ để khắc phục nhưng lo lắng nhổ răng khôn khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến em bé. Em muốn nhờ bác sĩ tư vấn trường hợp này nên giải quyết thế nào thì tốt ạ. (Tuyết Anh-Vũng Tàu).



TRẢ LỜI

Chào Tuyết Anh,

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc của mình với nha khoa. Việc nhổ răng khôn khi mang thai có nên không các chuyên gia của trung tâm sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây

Khi nào nên nhổ bỏ răng khôn?

Răng khôn là chiếc răng thường mọc ở độ tuổi từ 18-25 tuổi nên trong khi mang bầu, bạn rất dễ mọc răng. Do là chiếc răng mọc cuối cùng của khung hàm nên hay xuất hiện hiện tượng răng không đủ chỗ mọc sẽ mọc lệch, mọc ngầm gây ra triệu chứng đau răng cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Khi răng khôn mọc gây biến chứng đau, nhiễm trùng, u nang ảnh hưởng đến các răng lân cận. Hay răng mọc ngầm không đâm ra được gây hiện tượng lợi trùm, hôi miệng… Răng mọc đâm chỉa ra má gây sưng tấy… thì các trường hợp này hầu hết đều được chỉ định nhổ bỏ.

>>Tìm hiểu thêm: Đau răng khôn nên ăn gì

Theo mô tả của bạn Tuyết thì chắc chắn chiếc răng khôn của bạn có vấn đề, thông thường các nha sĩ sẽ khuyên nhổ răng nhưng việc nhổ răng khôn khi mang thai thì lại cần cân nhắc.
Nhổ răng khôn khi mang thai có nên không?

Tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm chỉa ra má đúng là sẽ gây nhiều cơn đau nhức và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cho bạn. Nhưng nhổ răng khôn chỉ nên tiến hành trong những trường hợp sức khỏe bạn cho phép, không mắc những bệnh về tim mạch hay về máu. Trước khi thực hiện nhổ răng, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xác định cụ thể hình dạng, vị trí răng khôn xem liệu có ảnh hưởng đến dây thần kinh không.

Nhổ răng khôn khi mang thai là điều không được các nha sĩ khuyến khích. Bởi nếu việc nhổ răng khôn không được thực hiện an toàn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ

Để giảm trừ những cơn đau răng và sưng tấy, bạn hãy súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng một số phương pháp tự nhiên chữa đau răng như dùng gừng, tỏi, chườm đá… Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng kỹ cũng là điều bạn nên lưu tâm

Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Nên tăng cường các vitamin A, C cho cơ thể. Nếu việc ăn uống gặp khó khăn, bạn hãy sử dụng những thực phẩm lỏng, mềm như cháo, súp, các món hầm…

Thực hiện vệ sinh răng miệng là điều bà bầu nên lưu tâm

Nếu trong quá trình mọc răng xuất hiện các triệu chứng đau nhức quá, vùng mọc răng mưng mủ, sưng tấy thì bạn cần đến ngay trung tâm nha khoa để các bác sĩ khám và đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn khi mang thai không?

Nhổ răng khôn nếu được chỉ định thì tốt nhất bạn nên thực hiện sau khi qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Sẽ không vấn đề gì nếu bạn tìm đến một cơ sở nha khoa uy tín có những bác sĩ lành nghề để nhổ răng khôn.

Tốt nhất bạn nên dành chút thời gian quý báu đến nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp tốt nhất.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.