Chăm sóc răng miệng cho trẻ khe hở môi

Khe hở môi – Vòm miệng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, vì thế các bệnh phụ huynh cần có phuông pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học cho trẻ, tạo điều kiện tốt để hỗ trợ phẫu thuật điều chỉnh sau này cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất.



Khe hở môi - vòm miệng là dị tật hàm mặt bẩm sinh đang ngày càng phổ biến, biểu hiện dễ thấy bởi sự tách rời, không liên tục của môi và vòm miệng.

Khe hở môi – vòm miệng

He hở môi – vòm miệng dễ gây ra các bệnh về răng miệng


Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng rất dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi và bị lệch lạc về răng, mất răng, mất đi tính thẩm mỹ của cảm hàm Các răng rất có thể sẽ bị thiếu hoặc thừa hoặc thân và chân răng có hình dạng bất thường. Các răng mọc tại vị trí vùng khe hở thường mọc ở vị trí bất thường, lệch so với cung hàm chuẩn. Rối loạn về cung hàm sẽ làm chon các bệnh lý ngày càng diễn ra trầm trọng hơn.

Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng thường có nguy cơ sâu răng cao so với bình thường, Vì thế trẻ cần có phương pháp chăm sóc răng khoa học để có thể đảm bảo trẻ luôn có hàm răng khỏe mạnh nhất. Vệ sinh răng miệng đều đặn, tối thiểu ngày 2 lần bằng bàn chải chuyên dụng, đặc biệt nhấn mạnh vào các răng quanh vùng khe hở. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sát xao để kịp thời phát hiện những bất thường có thể xảy ra tại các vùng khe hở. Nên cho trẻ đến khám định kỳ tại các trung tâm nha khoa để được các bác sĩ theo dõi thường xuyên, ngay từ khi bé được 1 tuổi, sớm phát hiện và có cách điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

Trám bít hố răng cho tất cả các răng và bôi verni fluor định kỳ là việc nhất định phải làm ở phòng khám nha khoa cho tất cả trẻ em có khe hở môi – vòm miệng.

Đồng thời với việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, các bậc cha mẹ còn được tư vấn cách chăm sóc trẻ hàng ngày như việc cho trẻ ăn và các biện pháp dự phòng nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm đường hôi hấp trên.

Chăm sóc răng giai đoạn điều trị

Trong độ tuổi từ 6 - 15 tuổi, đặc biệt là ở những trẻ bị khe hở môi - vòm miệng, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ca phẫu thuật vá môi làm cho xương hàm kém phát triển, các răng mọc lệch lạc và chen chúc. Trẻ cần đến sự can thiệp của của các khí cụ chỉnh nha, để nong rộng cung hàm, giúp cho các răng thẳng đều.


Vào độ tuổi 7 -9 tuổi khi những chiếc răng nanh vĩnh viễn đã mọc đầy đủ, phần xương cho những răng mọc thiếu sẽ được sửa chữa bằng phẫu thuật ghép xương ổ răng. Đến độ tuổi 8 – 12 tuổi, trẻ có thể áp dụng điều trị chỉnh nha với mắc cài giúp đưa các răng về đúng vị trí, đều đặn trên cung hàm. Để có đảm bảo đuộc một quy trình điều trị đều đặn cho hiệu quả cao như vậy thì yêu cầu đặt ra đó là phải có một hàm răng thật sự khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình điều trị. Cha mẹ cần theo sát quá trình vệ sinh răng miệng cũng như những hoạt động của trẻ, để có giải pháp kịp thời cho những tình huống xấu có thể xảy ra.

Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng cần có phương pháp chăm sóc đặc biệt


Đối với giai đoạn nhạy cảm này thì việc ghép xương vào các khe hở cũng cần đặc biệt chú ý. Ghép sớm hay muộn đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Vì thế bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, để có được những chuyên khoa giỏi và đặc biệt có thể chọn ra thời điểm điều trị phụ hợp nhất cho trẻ.

Duy trì chăm sóc răng miệng

Sau quá trình phẫu thuật và điều trị, những răng bị mất hay thiếu thẩm mỹ có thể được bác sĩ chỉ định phục hình bằng răng giả, cầu răng hay cắm implant. Bác sĩ có thể đưa ra cho bạn những phương pháp thích hợp để tạo thuận lợi nhất cho bạn trong việc phát âm. Việc chăm sóc răng miệng cũng cần được duy trì đúng cách, để đảm bảo duy trì được tốt chức năng ăn nhai, cũng như thẩm mỹ của cả hàm răng. Nên thực hiện thăm khám định kỳ từ 3 -6 tháng một lần để có thể kịp thời khắc phục những biến chứng có thể xảy ra.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.