Những rắc rối khi trẻ mọc răng

Phụ huynh cần chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ trong thời kỳ trẻ mọc răng để có cách chăm sóc trẻ tốt hơn, nhất là việc ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ. Cần biết - Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này đánh dấu sự “lớn khôn” của cơ thể trẻ để dần thích nghi với môi trường sống.


>>nên niềng răng cho trẻ không
>>cách chữa sâu răng ở trẻ em
>>nhổ răng sữa có ảnh hưởng gì không


Mốc giai đoạn trẻ mọc răng

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3 – 4 tháng tuổi; có trẻ mọc răng lúc 6 – 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.


Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là “răng sơ sinh”. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 – 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên; sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.

Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Những dấu hiệu và biểu hiện trẻ đang mọc răng

Khi mọc răng, trẻ thường có một số “rối loạn” trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.

Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.

Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.

Cha mẹ trẻ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện nhi để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ khi mọc răng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.